Gói tín dụng 30.000 tỷ cơ bản đã “khép” cửa, trong khi nhu cầu mua nhà ở giá rẻ tăng lên hàng nghìn căn mỗi năm. Vậy còn cơ hội nào cho người thu nhập thấp và cực thấp vay tiền mua nhà?
Mòn mỏi tìm mua nhà giá rẻ
Chị Thùy Trang, làm phòng hành chính tại một sở ở TP.HCM cho biết, sau 5 năm có với nhau 2 mặt con, vợ chồng chị mới dành dụm được hơn 200 triệu đồng. Năm ngoái, vợ chồng chị đăng ký mua căn hộ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước tại Q 8, song khi bốc thăm bị rớt.
Đầu năm 2016, chị lại đôn đáo tìm nhà ở diện cho vay trong gói 30.000 tỷ nhưng được thông báo gói tiền đã ký kết hết. “Nếu bây giờ vay thương mại thì hai vợ chồng không đủ khả năng trả lãi và gốc hàng tháng. Nên hiện tại chẳng biết phải làm sao để có thể mua nhà”, chị Trang băn khoăn.
Còn cơ hội nào cho người thu nhập thấp mua nhà khi gói 30.000 tỷ kết thúc? |
Chị Trang là một trong số rất nhiều người thu nhập trung bình “trượt” gói vay 30.000 tỷ. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng BIDV tại Q 1 xác nhận, đến nay, ngân hàng vẫn nhận được điện thoại, thậm chí người dân đến tận nơi hỏi về gói vay này.
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng cho biết, cuối năm 2015 đã chủ trì tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê và tổng hợp nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, TP.HCM xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, dù kết quả phân tích chưa công bố nhưng lãnh đạo viện khẳng định, nhu cầu mua nhà ở xã hội ngày càng tăng. Trong khi nguồn cung thấp hơn so với nhu cầu thực tế nên nhà ở giá rẻ luôn khan hiếm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Đực cũng khẳng định, có trên 95% những người trẻ hiện nay chưa có nhà, phải thuê nhà trọ. Điều đó cho thấy nhu cầu nhà ở là cực kỳ lớn. Hàng năm, nhu cầu này lại tăng lên đến hàng nghìn căn.
DN loay hoay hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà
Tại Hà Nội và TP.HCM, nhà giá rẻ với giá dưới 1 tỷ đồng/căn luôn khan hiếm. Nhà xã hội thuộc diện vay gói 30.000 tỷ cũng không còn, trừ một số dự án còn lại một số căn trước đó vẫn thuộc diện được vay 30.000 tỷ nhưng giao sau 1/6.
Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cho hay, ngân hàng trước đó cho vay 30.000 tỷ đối với dự án TDH Phước Long Q 9 của Thuduc House. Nhưng dự án này giao sau 1/6 nên một số khách hàng có thể còn khoảng 10-20% vốn đã ký kết với Vietbank từ lâu chưa được giải ngân. Nếu Nhà nước cho giãn tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ thì lãi suất của 10% vốn này vẫn là 5%/năm. Trong trường hợp không được giãn thời gian giải ngân, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho khách hàng vay vốn lãi suất dưới 8%/năm.
Nhà giá rẻ “lặng sóng” Báo cáo của Công ty tư vấn CBRE, thị trường Hà Nội quý I/2016, giao dịch sôi động nhưng chủ yếu rơi vào phân khúc cao cấp, trung cấp với tỷ lệ giao dịch chiếm lần lượt 48% và 36%, nhà giá rẻ chỉ 16%. Một trong các nguyên nhân chính được cho là do gói vay 30.000 tỷ đồng kết thúc. Những người thu nhập thấp biết chắc vay thương mại sẽ không thể trả được nợ nên đã không còn hi vọng gì. |
Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH TM-XD Lê Thành, những người mua nhà vay gói 30.000 tỷ vẫn phải có thu nhập khá một chút chứ người nghèo, công nhân không thể mua nhà giá 700-800 triệu đồng/căn. Vào năm 2015, khi công ty mở bán căn hộ Thành Twin Towers giá 350-400 triệu đồng/căn, người mua trả lãi 0% trong 5 năm đã bán nhanh chóng mặt.
Điều đó khẳng định, nhà cho người thu nhập thấp và cực thấp vô cùng thiếu. “Theo tôi bên cạnh phát triển dòng nhà giá rẻ cần có nhà cho thuê với giá thấp. Năm nay, công ty sẽ tung ra hàng loạt nhà cho thuê ở khu Q Bình Tân chỉ với 1,5 triệu đồng/căn/tháng”, ông Nghĩa nói.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM cho hay, hiện nay Nghị định 100 của Chính phủ và Thông tư 25 của NHNN liên quan đến cho vay mua nhà ở xã hội đã có. NHNN đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo cho vay mua nhà ở xã hội. Thông tư này nêu rõ lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội theo quy định không vượt quá 50% lãi suất liên ngân hàng. Bởi vậy, lãi suất mua nhà ở xã hội cũng chỉ 5-6% mà thôi.
Với các quy định trên, người dân không sợ hết hạn gói tín dụng, hay hết hạn thời gian giải ngân, đi vay… Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, nhiều người vẫn không rõ quy định này. Thế nên cần có thêm hướng dẫn và sự đồng bộ triển khai xuống các cấp dưới để hỗ trợ người dân biết và làm thủ tục vay vốn mua nhà.
“Điều kiện mua nhà ở xã hội hiện nay cũng mở rộng, không chỉ công an, bộ đội… mà người thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng/tháng là có thể đăng ký mua. Nếu ngân hàng kêu thu nhập thấp quá không thể trả nợ thì làm giấy cam kết của chồng/vợ hoặc người thân”, ông Nghĩa nói.
Theo báo Giao thông
Các bản tin khác
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng
- Giá đất tái định cư tại dự án Khu dân cư Bàu Mạc