(Cadn.com.vn) - Kiều hối (KH) đổ về nước tăng mạnh khiến cho các nhà băng đổ xô thành lập các công ty kiều hối (CTKH), nhằm cung cấp dịch vụ chuyển tiền KH, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động xuất khẩu của Việt Nam. Sau các nhà băng truyền thống trong lĩnh vực chuyển tiền KH, giờ đây các ngân hàng (NH) như Vietcombank, OCB và Bac A Bank đã bắt đầu đột phá, xây dựng mạng lưới để vươn ra miền đất màu mỡ này.
Đua nhau thành lập công ty kiều hối
KH về Việt Nam ngày càng tăng cùng với lợi nhuận thu được từ dịch vụ chuyển tiền khiến cho các NH đua nhau thành lập các công ty (CT) con, chuyên cung cấp các dịch vụ có liên quan đến KH, còn gọi là CTKH.
Sau mùa đại hội cổ đông năm 2016, 3 NH gồm OCB, Vietcombank và Bac A Bank đều công bố ý định thành lập CTKH. Trước đó, hàng loạt NH như VietinBank, BIDV, Agribank, ACB, Sacombank, DongABank... cũng đã thành lập các CT này nhằm tranh thủ thị phần của “miếng bánh ngon” dịch vụ chuyển tiền KH tại Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, lượng KH gửi về Việt Nam (VN) trong năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD, tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm 2014. Về quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11, đối với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, VN đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines. Cũng theo báo cáo của WB, riêng lượng KH từ Mỹ “chảy” về Việt Nam đã đạt khoảng 7 tỷ USD trong năm 2015. Dự báo, KH sẽ tiếp tục tăng, trở thành điểm sáng của VN cũng như kinh tế thế giới trong năm 2016.
Vì sao các NH đua nhau thành lập CTKH? Một lãnh đạo của NH cho biết, việc thành lập CTKH có thể xem là hoạt động nhằm tạo thêm thuận lợi cho khách hàng, thu hút thêm lượng tiền từ nước ngoài gửi về VN. Đại diện một NH tiết lộ, lợi nhuận từ dịch vụ chi trả ngoại hối (phí giao dịch) thông qua CT con của NH là không nhỏ. Đơn cử, trong 5 tháng đầu năm 2016, KH chuyển về TP HCM hơn 1,7 tỷ USD, với mức phí thu dao động 0,3%-2%, lợi nhuận thu về từ dịch vụ chuyển tiền này đạt lên đến chục triệu USD.
Dự báo về tiềm năng của mảnh đất màu mỡ này, lãnh đạo Bac A Bank nhận định, thị trường KH rất lớn nhưng do các tổ chức chuyển tiền quốc tế nắm giữ. Vì vậy, NH tập trung khai thác thị trường này, đặc biệt là hình thức online, để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Trong khi đó, OCB cũng kỳ vọng, công ty chuyển tiền quốc tế OCB sẽ mang lại doanh số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân.
Lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD. (Ảnh minh họa)
Nở rộ khuyến mãi
So với trước đây, thủ tục nhận KH đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí khách hàng có thể nhận được tiền ngay trong vòng 5-10 phút sau khi người từ nước ngoài gửi về. Trước đây, do ngại đến NH, người dân thường sử dụng dịch vụ “chui” với nhiều rủi ro, mức phí giao dịch cao từ 2%-3% USD cho mỗi lần gửi tiền về. Đơn cử, một Việt kiều Mỹ gửi 500 USD về Việt Nam, họ phải mất một khoản phí từ 10-15 USD, nay gửi qua CTKH, chi phí sẽ thấp hơn và an toàn.
Sự ra đời của các CTKH khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ chi trả KH đến hồi quyết liệt. Các ngân hàng liên tục đẩy mạnh khuyến mãi, lôi kéo khách hàng bằng nhiều chương trình hấp dẫn. Trung tâm Dịch vụ KH Agribank đã triển khai chương trình “Kiều hối trao tay – Nhận ngay Iphone” nhằm tạo cơ hội trúng thưởng điện thoại Iphone cho mỗi giao dịch nhận tiền KH qua dịch vụ Western Union tại Agribank. Trước đó, DongA Bank đã phối hợp cùng MoneyGram triển khai chương trình khuyến mãi “Nhận vạn niềm vui cùng MoneyGram” áp dụng cho khách hàng nhận tiền từ nước ngoài thông qua kênh chuyển tiền MoneyGram tại các điểm giao dịch của DongA Bank và CTKH Đông Á.Vietcombank cũng chính thức triển khai chương trình “KH trao tình thân, tích lũy nhận tiền thưởng” năm 2016 dành cho các khách hàng cá nhân nhận tiền chuyển từ nước ngoài về qua các kênh chuyển tiền tại NH này.
Hầu như NH nào cũng có hệ thống xử lý giao dịch tự động ở mức độ cao nhất, người nhận có thể lĩnh tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào bằng nhiều hình thức thanh toán tại quầy, vào tài khoản và tại nhà, thời gian chi trả rất nhanh trong vòng từ 10 phút đến 3 ngày làm việc kể từ khi món tiền được chuyển.
Bất động sản sẽ tăng theo kiều hối ?
Các chuyên gia nhận định, khi bất động sản (BĐS) ấm lên, lượng KH chuyển về nước sẽ nhiều hơn. Hiện nay, Mỹ, Australia, Canada vẫn là thị trường KH truyền thống lớn nhất của VN, tiếp theo các thị trường xuất khẩu lao động như Malaysia, Đài Loan và Nhật. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kỳ vọng, kiều hối năm 2016 sẽ đạt mức kỷ lục 14 tỷ USD, tăng 15% và tương đương 6,4% GDP.
Việc nới lỏng quy định sở hữu nhà ở cho người nước ngoài, cộng thêm triển vọng tăng trưởng kinh tế đầy khả quan khiến cho lượng KH đổ về VN ngày càng nhiều, đạt mức kỷ lục, đặc biệt sau thời điểm lãi suất huy động USD về 0% (từ tháng 12-2015). Đây chính là nhân tố lớn khiến thị trường BĐS sôi động trở lại sau thời gian dài "đóng băng". Ông Trần Văn Trung (Giám đốc CTKH Đông Á) nhận định, KH đã kích hoạt, góp phần không nhỏ vào sự phục hồi của thị trường BĐS, ước tính khoảng 25% lượng KH đã chảy vào BĐS trong thời gian qua.
Theo thống kê của CBRE, hiện giá BĐS phục hồi mạnh, tiến gần với mức giá trước khủng hoảng cách đây vài năm. Cuối năm 2015, giá trung bình một căn hộ trung – cao cấp tại TP HCM đã tăng 21% lên mức 1.949 USD/m2, trong khi giá nhà tại Hà Nội cũng tăng gần 10% lên 1.592 USD/m2. Ông Marc Townsend (giám đốc điều hành CBRE Việt Nam) cho hay, khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ năm 2014, nhiều người đã vay tiền để mua nhà. Nhưng giờ đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng này ngày càng ít mà thay vào đó, xu hướng mua nhà dựa vào nguồn KH đang ngày một nhiều hơn.
Đã đến lúc các NH cần giành lại “miếng bánh ngon” KH từ các tổ chức quốc tế. Chính sách thông thoáng về KH, không hạn chế số ngoại tệ gửi về nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã khơi mạnh dòng chảy ngoại tệ từ bên ngoài. Và đây chính là sự khởi đầu cho một "trào lưu” về việc khai sinh các CTKH nhằm thu hút nguồn ngoại tệ, tìm kiếm lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các NH trên thị trường tiền tệ.
Văn Khoa
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Bảo vệ sông Cổ Cò
- Đầu tư vào Đà Nẵng: “Triển vọng phát triển du lịch vẫn dồi dào”
- Đà Nẵng quảng bá hình ảnh du lịch nhân Tuần lễ Cấp cao APEC
- Đầu tư mua bán bất động sản, khách hàng phải biết tự bảo vệ mình
- Đầu tư condotel: Vì sao Đà Nẵng có ưu thế hút dòng tiền?
- Địa ốc Đà Nẵng: Khu vực nào đang thu hút khách hàng?
- Xúc tiến thành lập Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Lung linh sông Hàn
- Những điều cần chú ý khi "chốt" mua đất nền
- Sun World: Hành trình bứt phá của du lịch Việt
- Xuất hiện nhân tố mới chi phối thị trường bất động sản đầu tư
- Condotel, khách sạn nguy cơ mất khách vì ‘Uber bất động sản’
- Phố chuyên doanh Nguyễn Đình Tựu khoác áo mới
- Người nước ngoài chỉ được mua tối đa 30% nhà tại đặc khu kinh tế
- Gỡ nút thắt cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam
- Bổ sung quỹ đất tái định cư đường Hòa Phước - Hòa Khương
- Đà Nẵng xây dựng thêm cầu mới từ Hòa Xuân qua đường Bùi Tá Hán
- MBLand khởi động bán hàng dự án Pan Pacific Danang Resort
- Đừng 'chôn tiền' vào đất nền vì không biết những điều này
- Biệt thự nghỉ dưỡng bán chạy ở Đà Nẵng