Đúng ngày cuối cùng của tháng 5, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tiếp tục giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016, thay vì kết thúc vào ngày 1/6/2016. Thế nhưng, điều mà thị trường, đặc biệt là những người nghèo đang hoặc sắp mua nhà ở mong chờ không chỉ có vậy.
Nhu cầu đối với nhà ở xã hội và bình dân là rất lớn. Ảnh: Lê Toàn |
Theo nội dung công văn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Thủ tướng Chính phủ về phương án gia hạn gói 30.000 tỷ đồng, sẽ cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo, sữa chữa lại nhà ở tối đa đến ngày 31/12/2016. Tổng số tiền tái cấp vốn khoảng 32.738 tỷ đồng (bao gồm dự kiến số tiền tái cấp vốn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đến thời điểm 1/6/2016 và số tiền cam kết nhưng chưa giải ngân hết của khách hàng cá nhân).
Cũng theo phương án mà NHNN đang đề xuất với Chính phủ, các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tưdự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội thì sẽ dừng giải ngân tái cấp vốn theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn phải trả lãi suất thương mại sau ngày 1/6/2016.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, bà Bích H., một khách hàng mua nhà ở xã hội tại một dự án tại Hoài Đức, Hà Nội thể hiện sự vui mừng với thông tin gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tiếp tục được giải ngân. Từ tháng 3/2016, khi rộ lên thông tin chấm dứt gói 30.000 tỷ đúng hạn định, gia đình bà luôn lo lắng sẽ phải trả lãi suất thương mại cho khoản giải ngân tương đương 30% giá trị căn hộ còn lại, bởi lẽ theo tiến độ mà chủ đầu tư thông báo thì phải giữa tháng 6 này bà mới nhận bàn giao nhà và trả nốt khoản còn lại.
“ Việc này khiến gia đình chúng tôi bớt lo lắng, vì thực tế nếu phải chịu lãi suất thương mại gấp đôi lên tới 10 - 11%/năm, sẽ đảo lộn kế hoạch chi tiêu của gia đình. Chưa kể vừa qua, chủ đầu tư gửi công văn yêu cầu khách hàng mua nhà tại dự án giải ngân trước. Mặc dù, chúng tôi kiên quyết không đồng ý nộp khi nhà chưa nhận, nhưng chúng tôi vẫn rất lo lắng vì gọi đến ngân hàng thì nghe nhân viên cảnh báo là không xin chủ đầu tư giải ngân sớm sẽ phải chịu lãi thương mại”, bà H. cho biết thêm.
Trong khi đó, bà Mai Châu, người mua nhà tại dự án nhà ở xã hội tại Nam Từ Liêm cho biết, mặc dù gia đình xác định là dù gì cũng phải cố để mua, nhưng vẫn mong không phải chịu lãi suất thương mại. Theo bà Châu, theo tiến độ dự án bà mua, căn hộ mới giải ngân được khoảng 50%, và phải tới cuối năm mới xong nhà. Do đó, việc này sẽ giúp gia đình bà thêm bớt gánh nặng khi thực tế thu nhập của cả 2 vợ chồng cũng không quá lớn.
Không được hồ hởi như các khách hàng trên, chị Thùy Linh, người vừa mới được chấp thuận cam kết giải ngân của ngân hàng mua một căn nhà ở thương mại bằng gói 30.000 tỷ cho biết: “Khi nghe tin được gia hạn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tôi rất mừng. Thế nhưng, khi biết thời hạn gia hạn giải ngân chỉ đến hết 31/12/2016, thì lại bớt vui. Bởi lẽ, dự án mà tôi vừa ký hợp đồng mua chỉ được nhận nhà vào quý III/2017. Như vậy, dù chủ đầu tư có cố lắm thì may ra tôi cũng chỉ giải ngân được 50% giá trị căn hộ với lãi suất 5%/năm, còn 50% còn lại chắc chắn vẫn chịu lãi suất thương mại”.
Trong kiến nghị mới nhất từ Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (Horea), ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, việc cho phép cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng vay gói 30.000 tỷ đồng trước ngày 31/3/2016 tiếp tục được gia hạn giải ngân đến hết 31/12/2016 là tin vui đối với những người có tiến độ nhận nhà rơi đúng thời điểm này. Tuy nhiên, với những người cũng ký hợp đồng trước 31/3/2016 nhưng nhận nhà trong năm 2017 hoặc đầu năm 2018 thì lại gặp khó nên cần có hướng hỗ trợ họ.
Ở một góc nhìn khác, đại diện một doanh nghiệp đang đầu tư nhà ở xã hội tại TP. HCM cho rằng, theo NHNN, đến hết ngày 10/5/2016 đã cam kết giải ngân 34.286 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong Nghị quyết 02/2013 được Chính phủ ban hành ngày 7/1/2013 dự trù một gói tín dụng 20.000 - 40.000 tỷ đồng chứ không phải 30.000 tỷ đồng. Con số 30.000 tỷ đồng là mức của NHNN theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN. Cho nên, hiện mức 34.286 tỷ đồng vẫn nằm trong khung đã dự liệu của Chính phủ. Nếu đứng trên cơ sở này, nên cho doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình được giải ngân theo hợp đồng đã ký với ngân hàng thương mại trước ngày 31/3/2016. Trường hợp bất khả kháng thì nên có những lãi suất hợp lý để họ hoàn thành được dự án đã đăng ký.
Các bản tin khác
- Mua nhầm đất quy hoạch
- Người nước ngoài mua nhà tại VN cần điều kiện gì?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015
- Thuế nhập khẩu ô-tô sẽ giảm
- Chỉ có 32 trường hợp mua nhà ở chung cư
- Đà Nẵng yêu cầu các dự án chậm tiến độ phải báo cáo trước ngày 20/11
- Triển khai một số dự án công viên trên địa bàn thành phố
- Bất động sản nóng cuộc đua săn vốn ngoại
- Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- InterContinental Danang: Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Châu Á 2015
- Rầm rộ săn đất nông trại
- Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm!
- Di dời khu “ổ chuột” chợ Cồn: Dân ồ ạt bán nhà
- Căn hộ thông minh – Xu hướng nóng trên thị trường BĐS cao cấp
- Đường Phạm Hồng Thái: Tuyến phố ẩm thực đêm
- Hộ nợ tiền sử dụng đất tái định cư được cấp phép xây dựng nhà ở
- Được vay đến 80% trong 15 năm để mua nhà ở xã hội
- Sẽ có thêm chính sách hỗ trợ người dân mua nhà
- InterContinental Danang: Đạt danh hiệu "Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á 2015"
- Những điểm cần lưu ý của Nghị định 76 hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản 2014