Lợi nhuận cam kết 8% một năm khiến anh Hữu Minh, Việt kiều Đức không ngần ngại chi 18 tỷ đồng để mua một biệt thự biển Phú Quốc ngay lần đầu về nước.
Anh lý giải, nếu so lãi suất gửi tiết kiệm bên Đức thì lợi nhuận của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam cao gấp 4-5 lần. Trong khi cùng số tiền này không chắc đã chọn được một sản phẩm cùng loại tại các khu nghỉ dưỡng ở Thái Lan và Indonesia.
"Ngoài các ưu đãi về thời gian nghỉ dưỡng, tài sản của tôi còn được chủ đầu tư trông nom kỹ càng... trong thời gian tôi không ở Việt Nam", anh Minh chia sẻ.
Cũng vừa mạnh tay đặt mua 2 biệt thự Mövenpick Villas (giá bán 16 tỷ đồng mỗi căn) tại buổi mở bán dự án mới diễn ra ở Hà Nội mới đây, chị Kathy Nguyễn - Việt kiều Canada và cũng là nhà đầu tư cho biết, chính thương hiệu sản phẩm cũng như các biệt thự hướng biển là một trong số những điểm thu hút chị.
Dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển hấp dẫn khách hàng Việt kiều. |
"Tôi từng đi du lịch nhiều nơi trên thế giới và đã quen với chất lượng phục vụ của thương hiệu quốc tế này nên không mất quá nhiều thời gian để quyết định. Gia đình tôi đông thế hệ, họ hàng tại Việt Nam nhiều nên việc được ở tại biệt thự tới 180 ngày trong năm sẽ giúp các thành viên thoải mái và linh hoạt sử dụng như ngôi nhà thứ hai của mình", chị nói.
Cũng như như nhiều nhà đầu tư, chị Kathy thừa nhận, việc bỏ ra số tiền lớn để sở hữu hai căn biệt thự ven biển không chỉ để có không gian nghỉ ngơi cho gia đình, mà hơn hết, đây cũng là kênh đầu tư phù hợp với những người không thường xuyên về Việt Nam như chị.
Tại dự án chị Kathy mua, ngoài mức thuê lại với lợi nhuận tối thiểu 10% mỗi năm còn có chính sách chia sẻ 85% lợi nhuận cho thuê với mỗi chủ sở hữu. Người mua được lựa chọn phương án ngân hàng bảo lãnh cam kết lợi nhuận với mức tối thiểu 9% năm. Bên cạnh đó, theo chị, sau 10 năm khai thác cho thuê lại, chị được hoàn vốn đầu tư, nếu thích vẫn có thể ký hợp đồng cho thuê tiếp. "Đó coi như là tài sản để gia đình tôi hồi hương và tránh rủi ro khi nhờ người khác đứng tên sản phẩm bất động sản như trước đây", chị bày tỏ.
Anh Minh, chị Kathy chỉ là hai trong rất nhiều Việt kiều có kế hoạch đầu tư hoặc sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Thực tế, thời gian qua, có một lượng tiền không nhỏ đã đổ vào thị trường bất động sản, từ tín dụng của các ngân hàng cho đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối.
Đầu tư 2.000 tỷ đồng cho dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại trung tâm Bãi Dài, Cam Ranh, Khánh Hòa, Eurowindow Holding hướng đến phân khúc khách hàng thượng lưu trong nước và Việt kiều. |
Theo báo cáo Hiệp hội bất động sản TP HCM, năm 2015, cả nước thu hút khoảng 22,76 tỷ USD từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khoảng 2,32 tỷ USD (đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút nhiều FDI). Riêng TP HCM thu hút nguồn vốn FDI khoảng 1,3 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản - đứng thứ 2 trong các ngành.
Sự hiện diện của dự án quy mô tỷ USD đến từ những tên tuổi lớn như Vingroup, Sun Group, Eurowindow Holding... tại các tỉnh du lịch ven biển Đà Nẵng, Phú Quốc, Khánh Hòa... đã tạo nên sự sôi động trong việc luân chuyển nguồn vốn cũng như mở rộng đối tượng khách hàng cho thị trường bất động sản.
Ông Andrew Langdon - Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Mövenpick Hotels & Resorts cho biết, dù mới mở bán lần đầu vào cuối tháng 5, song dự án đã thu hút nhiều khách hàng Việt kiều.
"Chính sách tại Việt Nam đang hỗ trợ cho thị trường bất động sản, trong đó cho phép người nước ngoài và Việt kiều mua nhà khiến tỷ lệ giao dịch thành công tại các dự án nghỉ dưỡng hạng sang có xu hướng gia tăng", vị này cho hay.
Các biệt thự hướng biển đang thu hút giới đầu tư. |
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Đức Diễn - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Maxland cho biết, không riêng gì bất động sản nghỉ dưỡng mà chung cư, nhà phố và biệt thự vườn đều hấp dẫn nhà đầu tư là giới Việt kiều bởi hầu hết đây là tài sản có thể kết hợp cho thuê và để ở.
Tuy nhiên, với riêng bất động sản ven biển, theo ông, có hai lý do để tạo sự sôi động. Ngoài cam kết phân chia lợi nhuận trong khoảng 8-10% một năm thì chính sách số ngày nghỉ miễn trong năm (thậm chí kéo dài cả tháng) đang là điểm cộng trong mắt các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
"Điều này phù hợp nhu cầu về quê nghỉ lễ, Tết của cộng đồng dân cư Việt kiều. Tại các nước sở tại, khoản đầu tư bằng USD có tỷ suất lợi nhuận trung bình 4-5%, cao lắm chỉ 7%, con số này vẫn thấp hơn Việt Nam. Do đó, dễ hiểu lượng khách hàng này trở về Việt Nam để đầu tư ngày càng nhiều", ông Diễn phân tích.
Ngoài ra, lãnh đạo Maxland cho rằng, dư âm của làn sóng Việt kiều trở về nước đầu tư bất động sản khá thành công gắn với nhiều tên tuổi lớn kéo theo nhu cầu hồi hương của một bộ phận người dân Việt sinh sống tại nước ngoài. Với những khách hàng này, họ ưa thích phân khúc nghỉ dưỡng hơn sản phẩm khác trên thị trường.
Thanh Thư
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Chọn 4 địa điểm xây quảng trường kết hợp công viên biển dọc đường Nguyễn Tất Thành
- Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố xanh quốc gia
- Đà Nẵng: Xuất hiện doanh nghiệp bất động sản đầu tiên mua lại sản phẩm do mình bán ra
- Condotel, resort, shophouse… phải vào khuôn khổ
- Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ cảng Liên Chiểu, ga Đà Nẵng
- Thương hiệu khách sạn Four Points by Sheraton có mặt tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng phê duyệt lối xuống biển công cộng tại khu vực dự án The Song
- Nhà đầu tư nước ngoài "sốt sắng" đổ vốn vào bất động sản Việt Nam
- Chuyên gia nói gì về bất động sản nửa cuối năm 2018?
- Công bố 2 dự án khách sạn tại 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 và 178 Trần Phú, Đà Nẵng
- Xây khu phức hợp khách sạn 40 triệu USD bên Sông Hàn
- PGT Group mở bán khu đô thị PGT City vào ngày 8/7
- Có hay không dự án "vướng đất quốc phòng" nên chậm tiến độ?
- UBND THÀNH PHỐ TRẢ LỜI Ý KIẾN CỬ TRI Quy hoạch Quảng trường trung tâm, tinh giản biên chế
- Mở lối xuống biển, thu hồi đất các dự án không triển khai
- Nhất Nam Land được vinh danh top 20 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tiêu biểu Việt Nam 2017
- Vay tiêu dùng tại công ty tài chính - những sản phẩm nổi bật
- 8 sàn giao dịch bất động sản dừng hoạt động
- Ngừng thí điểm mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp ở Đà Nẵng
- Bất động sản giao dịch chậm