Những năm qua, Đà Nẵng đã đón một lượng lớn nhà đầu tư bất động sản từ khắp nơi đổ về, tập trung nhiều vào các dự án khu đô thị sinh thái.
Khu Đông Nam dày đặc
Là một thành phố trẻ có đầy đủ sông, núi, biển, lợi thế quỹ đất trống còn nhiều, ngay từ khi tách ra khỏi Quảng Nam (năm 1997), lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã vạch ra tầm nhìn dài hạn với định hướng xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một đô thị “xanh” đúng nghĩa.
Để thực hiện điều này, bên cạnh việc mời gọi các nhà đầu tư lớn bằng những chính sách ưu đãi, Đà Nẵng đã thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đồng bộ hoàn chỉnh tại 2 khu vực Tây Bắc - Đông Nam thành phố với tầm nhìn dài hạn, làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển mở rộng đô thị Đà Nẵng trong tương lai. Sau 20 năm, thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của tầm nhìn ấy.
Đà Nẵng đã vạch ra tầm nhìn dài hạn với định hướng trở thành một đô thị “xanh”. |
Trục đông nam Thành phố, khu vực này được xác lập từ phía Nam cầu Tuyên Sơn kéo dài vào tận khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam. Với lợi thế địa bàn khá bằng phẳng, rộng rãi, khu vực này đã được nhiều nhà đầu tư “nhắm” đến để thực hiện các dự án đô thị sinh thái. Tiêu biểu và lớn nhất chính là dự án tỷ đô của Tập đoàn FPT - Khu đô thị FPT Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Không kém phần nóng sốt là hai dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân và Khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương (phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ) của Tập đoàn Sun Group.
Nếu như FPT City Đà Nẵng thu hút khách hàng bằng những tiện ích, tiện nghi hiện đại, khả năng đầu tư hấp dẫn, thì 2 dự án khu đô thị sinh thái của Sun Group lại hấp dẫn khách hàng bằng giá cả hợp lý, cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ. Điểm chung của 2 dự án này là việc nhà đầu tư đã rất coi trọng yếu tố không gian “xanh” khi bố trí mật độ cây xanh, sông nước, ao hồ… với tỷ lệ khá cao, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa không gian đô thị hiện đại và môi trường sống.
Hai bên sông Hàn cũng trở thành địa điểm vàng để các nhà đầu tư tiến hành xây dựng các khu đô thị sinh thái. Từ đầu năm 2016 đến nay, nhiều dự án đã được thực hiện. Đầu tiên là dự án Han River Village do Sun Group làm chủ đầu tư, thuộc phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn. Tiếp đến, trong tháng 4/2016, Đất Xanh Miền Trung cũng đã chào hàng với Dự án Khu đô thị Marina Complex Da Nang tại trục đường ven sông Trần Hưng Đạo - Lê Văn Duyệt.
Theo ông Trần Ngọc Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung, thị trường bất động sản Đà Nẵng được phân định khá rõ khi các sản phẩm khu Nam phát triển dựa theo các yếu tố thiên nhiên như sông, biển, núi, tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên để hình thành các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, từ đó kéo theo các nhà đầu tư đến từ phía Bắc khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm ngôi nhà thứ hai hoặc chuyển nơi sinh sống mới.
Trục Tây Bắc mở lối
Tại khu vực Tây Bắc thành phố, cũng có một dự án “tỷ đô” khác, đó là Khu đô thị sinh thái Golden Hills của Tập đoàn Trung Nam (tổng vốn 1,67 tỷ USD). Sau nhiều năm ì ạch, bước sang năm 2016, dự án này đã có dấu hiệu hồi sinh trở lại, khi chủ đầu tư gấp rút tiến hành thi công các hạng mục để sớm hoàn thành dự án.
Có thể nói, sự hồi sinh của Golden Hills bắt nguồn từ việc tuyến đường trục Tây Bắc thành phố được thông tuyến, nối trung tâm Đà Nẵng đến thẳng khu Quan Nam Thuỷ Tú, nơi dự án Golden Hills đang xây dựng. Lãnh đạo TP. Đà Nẵng kỳ vọng dự án sẽ tiếp tục trở thành động lực cho sự phát triển khu vực Tây Bắc vốn khá bình lặng này.
Và Golden Hills không còn “cô đơn”, giữa năm 2016, 2 dự án Khu đô thị xanh Dragon City Park (xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang) và Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) do Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư cũng đã được lên kế hoạch thực hiện.
Không xa với Golden Hills, trong tháng 5 vừa qua, Đất Xanh Miền Trung cũng ra mắt ấn tượng Dự án khu đô thị ven biển Nguyễn Tất Thành - Marina Danang Bay (trục đường Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu) với các hạng mục đầy đủ như công viên, mảng xanh, cảnh quan, không gian mặt nước...
Ba năm trước, nhiều người từng nhận định, khu vực Tây Bắc với địa thế khá “bí”, xấu về phong thuỷ, hạ tầng giao thông không đồng bộ đầy đủ, xa trung tâm thành phố, những yếu tố này sẽ là bất lợi cho việc đầu tư một khu đô thị sinh thái.
Tuy nhiên, mọi sự đã thay đổi kể từ khi tuyến đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà được thông suốt, phá thế cô lập cho khu vực Tây Bắc. Quan trọng nhất, công trình cầu vượt Ngã ba Huế được chính Trung Nam thực hiện, kết hợp với việc trục I tuyến Tây Bắc được hoàn thành đã rút ngắn khoảng cách khu Tây Bắc với trung tâm thành phố. Nhiều chính sách ưu tiên của thành phố tại khu vực này cũng đã và đang góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư thực hiện dự án. “Khu vực Tây Bắc sẽ là nơi phát triển mới của thành phố Đà Nẵng, bất động sản nơi đây hoàn toàn sôi động và phát triển bền vững trong các năm tới đây”, ông Thành nhận định.
Các bản tin khác
- Quy hoạch đô thị Đà Nẵng theo mô hình nén kết hợp không gian xanh
- Đà Nẵng: Những cú hích khôi phục thị trường bất động sản
- "Mê hồn trận" website rao vặt bất động sản
- Cung - cầu bất động sản ngày càng thực chất hơn
- Bất động sản Quảng Nam - Đà Nẵng: “Vỡ bong bóng” hay chỉ là sự đồn thổi?
- Quy định mới về diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa
- Định hướng hình thái đô thị tạo bản sắc cho Đà Nẵng
- Sớm thi công dự án Chợ và khu phố chợ Khuê Mỹ
- Đua nhau thông minh hóa căn hộ
- 8 tháng năm 2018, vốn FDI đổ vào bất động sản đạt khoảng 5,9 tỷ USD
- Hướng tới thành phố thông minh và đô thị sáng tạo
- Khai trương chợ đêm Sơn Trà
- Nở rộ mua bán - sáp nhập bất động sản
- Đi đâu, chơi gì dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9 tại Đà Nẵng
- Văn phòng cho thuê tại Đà Nẵng tăng giá 12%
- Thảm nhựa tuyến nối đường Phạm Như Xương đi Hoàng Văn Thái
- Thu hồi đất để xây dựng trạm dừng của 4 tuyến xe buýt mới
- Khu đô thị Đại học Đà Nẵng: Hoàn thành xây dựng phương án giải phóng mặt bằng trước 30-9
- Thị trường bất động sản bùng nổ các căn hộ chuyên đề
- Môi giới bất động sản ngoại âm thầm đổ bộ Việt Nam