Khi Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực, những điều khoản nới rộng điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người nước ngoài và Việt kiều khiến các đối tượng này rất hào hứng. Tuy nhiên, sau gần 1 năm Luật có hiệu lực, vẫn còn nhiều rào cản để họ có thể sở hữu căn hộ tại Việt Nam.
Giai đoạn sắp tới, nhu cầu mua nhà Việt Nam của người nước ngoài là khá lớn. Ảnh: Lê Toàn
Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không chỉ là các tổ chức, cá nhân trong nước, mà còn bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo đó, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài “dễ dàng” hơn, chẳng hạn cá nhân chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài… cũng được phép sở hữu nhà ở. Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Để hướng dẫn Luật Nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung của Luật. Để tạo thuận lợi cho khách hàng, một sốdự án đã “biên soạn” hướng dẫn cho khách là người nước ngoài mua nhà với đầy đủ các thông tin như là điều kiện được mua nhà, quy trình giao dịch, thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho thuê nhà, các loại thuế, phí, lệ phí đối với việc mua bán bất động sản tại Việt Nam, thủ tục cấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng,thế chấp nhà ở…
Dù vậy, việc sở hữu nhà ở với người nước ngoài chưa hẳn đã thông, vẫn có một số vướng mắc. Một trường hợp người Việt ở nước ngoài được chia thừa kế và nhận kỷ phần bằng tiền nhưng do vướng mắc về thủ tục, cá nhân này đã không thể chuyển tiền ra nước ngoài. Khoản tiền này được để lại ở Việt Nam để mua căn hộ. Căn hộ mua xong rồi lại không thể làm được thủ tục để cấp sổ đỏ. Do đó, người này đã phải bán căn hộ nhưng tiền vẫn không thể chuyển ra nước ngoài.
Đây cũng là băn khoăn của không ít cá nhân nước ngoài khi có ý định mua nhà ở Việt Nam. Mua xong rồi, bán đi liệu có dễ dàng chuyển tiền ra nước ngoài?
Về nguyên tắc, Luật sư Bùi Thị Mai (Công ty Luật Basico) cho rằng, chiểu theo Pháp lệnh ngoại hối, người nước ngoài có nguồn thu bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Theo đó, người nước ngoài bán nhà ở tại Việt Nam, đã nộp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị chuyển nhượng, nộp đủ các loại phí, lệ phí (nếu bên bán chấp nhận nộp thay cho bên mua) và làm đủ các thủ tục ngân hàng yêu cầu thì được mua ngoại tệ để chuyển ra về mẫu quốc.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cũng cho hay, việc chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng không có hạn chế nào, người nước ngoài có thể chuyển tiền để thanh toán việc mua nhà. Trường hợp người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam để chuyển tiền ra nước ngoài thì theo quy định về ngoại hối có thể đổi thành USD chuyển vào tài khoản ở nước ngoài, nhưng phải có đủ giấy tờ hợp pháp.
Tuy nhiên, do trước đây người nước ngoài được sở hữu nhà ở rất ít, nên ngân hàng hầu như không có phát sinh yêu cầu giao dịch này. Cũng không có hướng dẫn nào đối với việc chuyển thu nhập từ việc bán căn hộ ra nước ngoài. Do đó, các nhân viên ngân hàng thường khá lúng túng khi xử lý những trường hợp này và việc có hướng dẫn riêng cho nghiệp vụ này rất cần được ban hành sớm.
Đáng chú ý, bên cạnh vấn đề xử lý thu nhập khi bán nhà, cá nhân nước ngoài cũng được quyền cho thuê, thế chấp... căn hộ. Do đó, tiền thuê nhà sẽ được chuyển ra nước ngoài như thế nào cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Ngoài ra, nếu người nước ngoài có nhu cầu vốn mua nhà thì tài sản bảo đảm sẽ được tính đến. Liệu có thể dùng chính căn hộ này để thế chấp vay vốn ngân hàng? Một số ngân hàng đang cân nhắc các yếu tố pháp lý, yếu tố rủi ro để xây dựng sản phẩm đặc thù này.
Dù điều kiện mua nhà với người nước ngoài đã thông thoáng hơn, song theo chia sẻ của đại diện Keller Williams, một nhà môi giới ngoại, thị trường mua bán nhà cho người nước ngoài chưa thực sự sôi động do nhiều thủ tục chưa rõ ràng. Nếu giải quyết được những vấn đề này, chắc chắn lượng giao dịch sẽ có chuyển biến rõ rệt bởi nhu cầu mua nhà ở Việt Nam, đặc biệt với người Việt ở nước ngoài là có thật.
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay