(Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Sáng 17-6, UBND TP Đà Nẵng có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về Dự án Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị. Theo đơn vị tư vấn của WB, từ tháng 1-2016 đến nay, qua nghiên cứu, khảo sát hiện trạng ga hiện hữu và vị trí ga mới dự kiến quy hoạch tại P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, đơn vị tư vấn đã có những phân tích liên quan đến di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị Đà Nẵng.
Dựa vào quy hoạch về tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam của Bộ GTVT, định hướng quy hoạch phát triển giao thông của TP Đà Nẵng, đơn vị tư vấn đã có những khái quát tổng thể về các hướng giao thông công cộng sẽ kết nối với hệ thống ga mới, ga hiện hữu. Nhà ga mới sẽ kết nối với cảng Liên Chiểu, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đồng thời xây dựng tuyến vận tải công cộng (BRT) từ nhà ga mới vào Trung tâm thành phố kết nối với sân bay, hầm chui qua sông Hàn dự kiến xây dựng. Đại diện đơn vị tư vấn Ngân hàng thế giới cho rằng, nguồn lực huy động cho Dự án này sẽ được phối hợp với Tổ chức JICA và những nhà đầu tư có tiềm lực trên cơ sở đưa ra phương án có lợi tối ưu nhất để Đà Nẵng khai thác quỹ đất, tạo ra nguồn thu và phát triển mạnh đô thị phía Tây Bắc.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng làm việc với đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới về dự án Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị. Ảnh: C.K
Ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, kế hoạch di dời ga đường sắt cũ, làm ga mới là chủ trương đã được Bộ Chính trị, Chính phủ thống nhất. Vấn đề quan trọng nhất hiện tại chính là hoàn chỉnh phương án tiền khả thi và tìm nguồn lực để sớm triển khai. Ông Thơ đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu thêm việc khai thác nguồn lực để tái đầu tư. Khu vực ga mới không chỉ là nơi đón tàu đến, tiễn tàu đi mà sẽ là khu đô thị sầm uất, phát triển mạnh mẽ, trong khi đó vị trí ga cũ hiện tại cũng sẽ là địa điểm khai thác các dự án lớn, thu hút các nhà đầu tư đẳng cấp.
Việc di dời, xây dựng ga và tái phát triển đô thị phải phù hợp với chiến lược lâu dài của thành phố. “Đề nghị đơn vị tư vấn nhanh chóng hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi, thành phố sẽ mời Bộ GTVT cùng ngồi lại để chốt phương án triển khai. Có phương án phù hợp, huy động được các nguồn lực thì phải nhanh chóng bắt tay vào thực hiện, không thể chậm trễ hơn”, ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.
Công Khanh
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ