Số liệu nghiên cứu của CBRE cho thấy, trong vòng 1 năm qua, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng đã chứng kiến nhiều vụ mua bán chuyển nhượng (M&A) bất động sản vào hàng lớn nhất nước.
Hàng loạt thương vụ M&A bất động sản ở Đà Nẵng do chênh lệch cung cầu
Có thể điểm tên một số thương vụ “khủng”: Trước hết là Tập đoàn Indochina Land bán dự án Hyatt Regency với quy mô 400 biệt thự, phòng khách sạn và căn hộ cho Gaw Capital, bán dự án sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn Montgomerie Links và 66 khu biệt thự cao cấp cho Tập đoàn TBC với giá lên đến 25,5 triệu USD, bán khu phức hợp Indochina Riverside Towers với quy mô 0,4 ha cho nhà đầu tư Kajima với giá 15 - 20 triệu USD.
Rồi dự án khách sạn 5 sao One Opera Danang quy mô hơn 200 phòng tiêu chuẩn được một cá nhân mua lại từ Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa bán cho nhà đầu tư Success Dragon với giá lên đến 31,4 triệu USD. Dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Nam Hai đã được Crescent Point chuyển nhượng cho một nhà đầu tư giấu tên với giá trị 60 - 65 triệu USD. VinaCapital bán dự án sân golf 18 lỗ Danang Golf Club cho Tập đoàn BRG (không tiết lộ mức giá). Hai dự án bến du thuyền, bất động sản Marina Complex ở bờ đông sông Hàn có quy mô 17,6 ha (không công bố giá bán) và Dự án trung tâm thương mại tại đường 2/9 (giá trị chuyển nhượng 419 tỉ đồng) đều được bán cho Quốc Cường Gia Lai. Dự án tổ hợp Ánh Dương do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam - HUD Holdings đầu tư nay cũng được bán cho chủ đầu tư mới là PPC An Thịnh Đà Nẵng (thành viên PPCAT).
Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, thực tế, thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng trưởng tốt nhờ nguồn khách hàng hai đầu nam - bắc, trong đó, khách hàng từ phía bắc chiếm phần lớn. Khi nhu cầu sụt giảm, ngay lập tức thị trường đối diện tình trạng cung thừa cầu. Đây cũng là nguyên do dẫn đến hàng loạt vụ M&A nói trên trong hơn 1 năm qua.
Cũng theo CBRE, trong 6 tháng đầu năm, thị trường căn hộ bán truyền thống đón nhận gần 1.000 căn hộ mới chào bán, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiều nhất là những dự án trung cấp và bình dân, chiếm khoảng 78,9% tổng nguồn cung. Về vị trí, hầu hết các dự án căn hộ để bán tập trung nhiều nhất ở khu vực trung tâm thành phố (1.103 căn) chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,6%), theo sau là khu vực dọc biển (33,2%) và khu vực gần trung tâm (32,2%).
Giá chào bán của phân khúc cao cấp không đổi, vẫn giữ ở mức 1.623 USD/m2. Giá chào bán trung bình ở phân khúc trung cấp là 826 USD/m2, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình ở phân khúc bình dân là 656 USD/m2, giảm 7,7% vo với cùng kỳ năm trước vì có thêm dự án Mường Thanh Sơn Trà Đà Nẵng chào bán (giá trung bình từ 600 - 700 USD/m2). Tính đến năm tháng đầu năm 2016, CBRE ghi nhận khoảng gần 1.000 giao dịch ở thị trường căn hộ bán, tăng mạnh 74,6% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc bình dân ghi nhận số lượng căn bán nhiều nhất (chiếm 45,8%), tiếp theo là phân khúc trung cấp (36,3%) và cao cấp (17,9%).
Lam Nghi
THeo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Cơ hội sinh lời từ Khu đô thị GAIA City
- Xu hướng dòng kiều hối ồ ạt đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng
- “Quẩy” cực chất với lễ hội bia tại Sun World Ba Na Hills 2017
- Những ngôi nhà bể bơi “vạn người mê”
- Sức hút condotel Coco Skyline Resort
- Tại sao nhiều người Nhật và Hàn Quốc mua nhà ở Việt Nam?
- Nhất Nam Land mở bán nhiều dự án khu Nam Đà Nẵng
- Elysia Complex City xây dựng công viên 10 tỷ đồng ven sông Hàn
- Tìm giải pháp để đô thị Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai
- 4 lưu ý khi đầu tư đất nền Nam Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Cuối 2017, nguồn cung khách sạn 3-5 sao sẽ đạt hơn 19.000 phòng
- Chuyển đổi chủ đầu tư hai dự án lớn
- Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Những lưu ý khi đầu tư condotel
- Người Việt định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà?
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- Thị trường bất động sản: Muôn chiêu tại lễ mở bán
- Ký quỹ bất động sản: Cần quản để đảm bảo quyền lợi của người mua
- Chuyện ghi ở Hòa Xuận. Bài 2: Khi vùng đông chuyển mình
- Du lịch giải trí "quên sầu" với Sun World