Sau những khó khăn về đầu tư phát triển dự án do thị trường đóng băng, nhiều dự án đầu tư ở Đà Nẵng đang sôi động trở lại qua việc chuyển nhượng dự án (M&A). Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và năng lực quản lý đầu tư. Một số dự án, chủ đầu tư cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, thoái vốn ra khỏi thị trường bất động sản (BĐS).
cebook Linkhay Google Bookmarks Twitter Gửi tin qua Email In bài viết này.
Khu phức hợp World Trade Centre Đà Nẵng được VinaCapital chuyển nhượng lại dự án cho nhà đầu tư trong nước. Ảnh: Triệu Tùng
Thời gian gần đây, không ít những thương vụ M&A tại Đà Nẵng diễn ra giữa những tên tuổi lớn như: VinaIndochina, Hoàng Anh Gia Lai, VinaCapital... Từ tháng 1-2015 đến nay, hàng loạt các dự án đầu tư BĐS đã được mua bán, chuyển nhượng như: Hyatt Regency, Montgomerie Links, One Poera Danang, Danang Golf Club, Indochina Riverside, Marina Complex, Golden Square hay Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai...
Theo đó, khu resort 5 sao Hyatt Regency với quy mô 400 biệt thự, phòng khách sạn và căn hộ được Tập đoàn VinaIndochina bán cho Gaw Capital, VinaIndochina cũng bán dự án cao ốc Indochina Riverside ở 74 đường Bạch Đằng cho nhà đầu tư Kajima. Khách sạn 5 sao phố quy mô hơn 200 phòng tiêu chuẩn One Poera Danang được cá nhân mua lại từ Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa bán cho nhà đầu tư Success Dragon với giá lên đến 31,4 triệu USD.
Nhà đầu tư VinaCapital bước vào thị trường M&A với việc thoái vốn đầu tư, chuyển nhượng hàng loạt dự án đang khai thác và cả những dự án đang trong giai đoạn triển khai. Đáng kể nhất là một loạt cú “sang tay” ở các dự án khủng của Vinacapital tại Đà Nẵng như sân golf 18 lỗ Danang Golf Club được bán cho nhà đầu tư BRG với giá hơn 12 triệu USD; dự án Bến du thuyền và bất động sản Marina Complex ở bờ đông sông Hàn có quy mô 17,6ha được bán cho Quốc Cường Gia Lai vào cuối tháng 2-2016. Đây là dự án mà VinaCapital thoái vốn đầu tư. Sau khi chuyển nhượng đầu tư khu trung tâm thương mại tại khu phức hợp World Trade Centre Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư tại thời điểm công bố lên đến 325 triệu USD, tọa lạc trên diện tích 90.000m2 tại bờ đông sông Hàn cũng được VinaCapital xẻ ra bán dần sau gần chục năm nắm giữ.
Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, do Công ty TNHH Daewon Cantavil (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư có tổng vốn 300 triệu USD, bao gồm nhiều hạng mục như các khu nghỉ mát, sân golf 18 lỗ, khách sạn, căn hộ cao cấp, chung cư 33 tầng với quy mô 8.500 căn hộ, trường học quốc tế, câu lạc bộ biển, bến du thuyền, khu nhà phố, biệt thự, khu văn phòng 60 tầng..., cũng đã đổi chủ từ Daewon Cantavil sang một doanh nghiệp trong nước tại Đà Nẵng.
Những nhà đầu tư trong nước cũng không đứng ngoài cuộc với M&A khi mới đây, dự án Trung tâm thương mại tại đường 2 Tháng 9, thuộc các phường Bình Hiên, Bình Thuận, quận Hải Châu đã hoàn tất đổi chủ từ Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh sang Công ty CP Quốc Cường Gia Lai với giá trị chuyển nhượng 419 tỷ đồng. Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà ở và đô thị cũng chuyển nhượng dự án BĐS cuối đường Phạm Văn Đồng sang Công ty CP PPC An Thịnh. Tập đoàn Alphanam tiếp quản dự án Golden Square của Công ty CP Địa ốc Đông Á; dự án Đà Nẵng Center đang làm thủ tục chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Co.op Mart…
Xu hướng mua bán, chuyển nhượng dự án liên tục được diễn ra thời gian gần đây ở Đà Nẵng bởi nhà đầu tư mới thực hiện theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Việc chuyển nhượng dự án cũng được lãnh đạo thành phố ủng hộ về mặt chủ trương để tránh tình trạng dự án treo, tác động đến sự phát triển của thành phố. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, 70% dự án được chuyển nhượng đang hoạt động tốt. Dự án được triển khai đem lại nguồn cung mới cho thị trường BĐS, hạ tầng đô thị. Hoạt động M&A sẽ là bước đột phá, mang lại làn sóng đầu tư mới cho Đà Nẵng cũng như giúp các doanh nghiệp tại địa phương tái cấu trúc hoạt động tốt hơn. Thông qua M&A, nhà đầu tư mới tránh đi được những vướng mắc liên quan đến giải tỏa, đền bù hoặc các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất… Điều này sẽ là rất tốt đối với các dự án BĐS tại Đà Nẵng.
Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Mua nhà và nỗi ám ảnh
- "Bội thực" nguồn cung condotel
- Tiếp dân khu vực Cồn Dầu: chủ trương hoán đổi cho mỗi hộ một lô ở gần khu vực Nhà thờ Cồn Dầu
- 'Tiền mất tật mang' khi mua nhà là tài sản chung
- Tư vấn chọn hướng nhà chung cư sao cho hợp phong thủy
- Đối thoại trực tuyến "Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất"
- Xây nhà hiện đại chỉ 350 triệu đồng cho vợ chồng trẻ
- Vốn ngoại 'tìm' khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam
- ‘Chết’ vì mua nhà đất theo… tin đồn
- Dự án Công viên văn hóa, lịch sử Ngũ Hành Sơn: Dân bức xúc vì chậm giải tỏa
- Thị trường bất động sản: Lại giở chiêu lách luật bằng hợp đồng góp vốn
- Dân tài chính, ngân hàng làm gì khi BĐS nghỉ dưỡng “lên ngôi”?
- 17 yếu tố cần biết về phong thủy văn phòng
- Bế tắc việc cấp sổ hồng cho người mua nhà đất giấy tay
- Hàng trăm khách hàng dự ra mắt Sun Premier Village Kem Beach Resort
- Xem xét bơm thêm vốn cho vay tiêu dùng, mua nhà
- Phát triển khu du lịch Sơn Trà: Thống nhất, đồng thuận mới triển khai
- Dự án Sheraton tăng tốc về đích phục vụ APEC 2017
- Phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết TL1/500 Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng
- Nguồn thu từ bất động sản tăng cao