Diễn ra trong 3 tháng gần đây, vũ hội đường phố với sự xuất hiện của các nghệ sĩ kèn hơi và vũ công vừa đi bộ diễu hành, vừa chơi nhạc, khiêu vũ khiến không gian văn hóa phía bờ đông sông Hàn như được “đánh thức”.
Vũ hội đường phố thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Ảnh: NGỌC HÀ |
Sân chơi của nghệ thuật quần chúng
Tham gia vũ hội kèn hơi hầu hết là các nghệ sĩ không chuyên, đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ (CLB) thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố như: CLB Kèn hơi, CLB Vũ đạo thể dục thể thao và giải trí, CLB Khiêu vũ Mây Xanh và học sinh Trường Cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật Đà Nẵng.
Ông Đoàn Ngọc Ánh, Chủ nhiệm CLB Kèn hơi chia sẻ, tháng 2-2016, CLB được giao nhiệm vụ biểu diễn kèn hơi vào sáng chủ nhật hằng tuần (tại vỉa hè đường Bạch Đằng, đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm). Sau đó, CLB tiếp tục cùng các đơn vị khác thực hiện vũ hội đường phố. “Các thành viên trong CLB ai nấy đều vui mừng, bởi từ trước đến nay toàn đi biểu diễn sự kiện, ma chay, bây giờ mới được diễn trước đông đảo công chúng”, ông Ánh nói.
Cùng tâm trạng, ông Lê Văn Tâm, Chủ nhiệm CLB Vũ đạo thể dục thể thao và giải trí thành phố cho biết, nhiều năm nay, người yêu thích khiêu vũ sinh hoạt khá đông tại CLB, với trên 400 người, chủ yếu tập luyện vào sáng sớm hoặc chiều tối dọc tuyến đường Bạch Đằng hoặc tại Công viên 29-3… Khi có chương trình vũ hội đường phố, CLB đã tập luyện khá kỹ và được mời tham gia đoàn diễu hành.
Theo đánh giá của ông Cao Tấn Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố, vũ hội đường phố không chỉ tạo sân chơi cho hoạt động nghệ thuật quần chúng mà còn là hoạt động hấp dẫn, cuốn hút người dân và du khách. “Thành công lớn nhất chính là tính quần chúng được phát huy tối đa; qua đó, góp phần khuyến khích người dân tham gia đội, nhóm nghệ thuật, nâng cao trình độ cảm thụ văn hóa-nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân”, ông Ngọc cho biết thêm.
“Dịch chuyển” không gian văn hóa
Những năm gần đây, không gian dọc hai bờ sông Hàn trở thành nơi vui chơi, thư giãn tuyệt vời của người dân Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu bờ tây (đường Bạch Đằng) được khai thác triệt để, thì bờ đông (đường Trần Hưng Đạo) dường như vẫn im ắng.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Đắc Xứng, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà cho rằng, dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo kéo dài khoảng 4,3km, nhưng đoạn từ cầu Trần Thị Lý đến gần cầu Rồng bị gián đoạn bởi Làng châu Âu; trong khi đó, đoạn từ cầu Sông Hàn xuống Nại Hiên Đông chưa hoàn thiện, hệ thống lan can cũng chưa có, khá nhiều lô đất còn trống trên tuyến đường này… Do đó, hoạt động vũ hội đường phố là một trong các sự kiện góp phần khuấy động không gian văn hóa bờ đông. Sắp tới, UBND quận Sơn Trà sẽ huy động xã hội hóa thực hiện cổng chào, trang trí ánh sáng để tạo điểm nhấn, vận động người dân cùng cải tạo cảnh quan trước hàng quán, nhà cửa thêm đẹp mắt.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, nếu muốn vũ hội đường phố trở thành điểm nhấn thực sự của trục văn hóa, sự kiện hai bờ sông Hàn, điều quan trọng là phải chú trọng nâng cao chất lượng chương trình. Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao thành phố đề xuất, phải hướng đến sự chuyên nghiệp từ trang phục, không gian diễu hành, trang trí xe hoa đến nội dung biểu diễn. Ông Chiến chia sẻ: Vũ hội đường phố gần đây được người dân và du khách đánh giá cao, nhiều người hào hứng tham gia. Vì thế, ngoài đầu tư hình thức, nội dung các tiết mục phải mang đậm bản sắc của Đà Nẵng, không lẫn lộn với lễ hội đường phố của các địa phương khác. Chương trình phải thật lôi cuốn, kéo dài thêm không gian diễu hành suốt tuyến đường Trần Hưng Đạo.
Chương trình vũ hội đường phố thu hút gần 200 nghệ sĩ, học sinh, đoàn viên, thanh niên diễn ra vào tối thứ bảy tuần cuối cùng của tháng, từ 20 giờ đến 21 giờ 30, tại đoạn từ ngã ba đường Trần Hưng Đạo - Lý Nam Đế đến ngã ba đường Trần Hưng Đạo - Triệu Việt Vương (quận Sơn Trà). |
NGỌC HÀ
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán