Trong 6 tháng đầu năm 2016, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) chỉ có 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) chỉ có 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, ông Marc Towsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm tỷ trọng ít hơn so với giai đoạn 2007 - 2009 cho thấy, nhà đầu tư quốc tế ngày càng thận trọng hơn trong việc lựa chọn dự án đầu tư.
“Hiện nay, luồng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS chủ yếu là các dự án hướng đến nhu cầu thật của thị trường như dự án nhà ở, căn hộ. Còn việc nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng lại tài sản của mình ở Việt Nam vì thị trường ấm lên là thời điểm thích hợp để các quỹ cơ cấu lại dòng vốn và bên nhận chuyển nhượng là các nhà đầu tư trong nước, nhằm tránh những thủ tục gia hạn đầu tư khi thời hạn của giấy phép đầu tư sắp hết. Trong nhiều trường hợp, bên bán ở thương vụ này đồng thời là bên mua ở một thương vụ ngay sau đó”, ông Marc Towsend nói.
. |
Ông Marc Towsend cũng dẫn chứng hàng loạt thương vụ của các nhà đầu tư nước ngoài như việc Keppel Land bán đi Dự án Sedona Suite Hanoi cho BRG, nhưng đồng thời mua lại Dự án Hanoi Westegate và đầu tư vào Dự án The Estella cùng Tiến Phước; Gamuda Land mua lại Dự án Celadon City hay TCC (Thái Lan) mua lại chuỗi siêu thị Big C… “Đây là các thương vụ mua bán tài sản, chứ không phải là hoạt động thoái vốn”, ông Marc Towsend nhận định.
Theo CBRE Việt Nam, các dự án FDI vào lĩnh vực BĐS những tháng đầu năm 2016 có thể kể đến như: Samsung đầu tư 300 triệu USD vào một tòa nhà 21 tầng tại Hà Nội, một đối tác từ Liên bang Nga thông qua TNR Holdings đầu tư dự án 300 triệu USD cũng tại Hà Nội và SynGience (Singapore) đầu tư 18 triệu USD vào một dự án tại TP.HCM. Ở chiều ngược lại, những tháng đầu năm 2016, giới đầu tư cũng chứng kiến nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS mà bên chuyển nhượng là các chủ đầu tư nước ngoài, bên nhận chuyển nhượng là các công ty trong nước.
Báo cáo thị trường BĐS Hà Nội và TP.HCM quý II/2016 của CBRE Việt Nam cho thấy, thị trường phần nào chững lại so với năm 2015 khi lượng căn hộ mở bán mới và lượng giao dịch sụt giảm.
Tại Hà Nội, quý II/2016 có tổng cộng 6.100 căn hộ được mở bán từ 17 dự án mới, tăng 19% so với quý trước, tuy nhiên, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính có khoảng 4.860 căn hộ được giao dịch trong quý, tăng 20% so với quý trước, nhưng giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại TP.HCM, trong khi nguồn cung căn hộ tiếp tục tăng mạnh với 10.107 căn hộ mới, thì số căn bán được chỉ đạt 5.887 căn, giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 35% so với quý trước. Điều này dẫn đến quan ngại về nguồn cung quá cao khiến lượng giao dịch không thể theo kịp với nguồn cung mới mỗi quý.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam cho biết: “Mặc dù thị trường phần nào chững lại so với năm 2015, nhưng không quá lo ngại, bởi khoảng cách giữa căn hộ mở bán mới và căn hộ được giao dịch đang sát lại gần hơn. Điều này chứng tỏ, các chủ đầu tư đã kỹ lưỡng hơn trong việc chào bán dự án mới ra thị trường”. Bà An cũng nhấn mạnh, điểm đáng chú ý nhất trong quý này là sự trở lại của phân khúc hạng sang, với một dự án tiếp tục chào bán kể từ lần chào bán đầu tiên vào năm 2015 và hai dự án mới ra thị trường, cung cấp cho toàn thị trường khoảng 700 căn.
Về triển vọng, đại diện CBRE dự báo, thị trường được kỳ vọng sẽ duy trì tích cực với mức độ cẩn trọng trong năm 2016. Các dự án mới hoặc tái khởi động sẽ tiếp tục mở bán ra thị trường, tuy nhiên, tốc độ có thể chỉ ở mức ngang bằng với năm 2015. Nhu cầu mua để ở và mua để đầu tư cho thuê lại sẽ dẫn dắt thị trường.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng