Hàng loạt đại gia từ các tỉnh phía bắc, đặc biệt là Hà Nội lại đổ bộ vào Đà Nẵng đầu tư đã gây nên cơn sốt thị trường bất động sản (BĐS). Nhiều thương vụ trăm triệu USD được các đại gia xuống tay khiến nhà đất ven biển Đà Nẵng lại vào đợt sóng mới.
Cơn sốt giữa mùa hè
Dọc ven biển Đà Nẵng, ven con đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp -Trường Sa, hàng loạt dự án lớn của những ông chủ đến từ các tỉnh phía bắc mà đặc biệt là Hà Nội ào ạt đổ tiền đầu tư vào vùng biển Đà Nẵng đã khiến nhà đất lại lên cơn nóng sốt.
Hồi đầu tháng 6/2016, Tổ hợp Cocobay do Tập đoàn Empire làm chủ đầu tư đã khởi công với tổng vốn hơn trăm triệu USD. Trước đó, tập đoàn này cũng đã đưa khu nghỉ dưỡng NamAn Retreat với tổng diện tích 51,5 ha. Tập đoàn Empire (Tiền thân là Tập đoàn Thành Đô) có trụ sở ở Tây Hồ, Hà Nộ.
Một số dự án đất vàng, đất kim cương tại trung tâm TP. Đà Nẵng treo từ chục năm nay đã sang tay cho các đại gia Hà Nội bắt đầu đầu tư xây dựng khiến thị trường BĐS Đà Nẵng nóng sốt trở lại. |
Một dự án khác gây chấn động giới đầu tư BĐS là Tổ hợp Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng với tòa nhà cao nhất miền Trung 58 tầng.. Sau gần 5 năm 'chết lâm sàng', dự án đã được khởi động trở lại với chủ đầu mới: PPC An Thịnh Đà Nẵng (thành viên PPCAT). Tiền thân của PPC An Thịnh Việt Nam (PPCAT) là công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh. Người đứng đầu DN này là đại gia Nguyễn Kháng Chiến.
Ông Chiến là một nhân vật khá "bí ẩn" trong giới BĐS. Mặc dù mới xuất hiện, nhưng PPCAT do ông Chiến đứng đầu đã nhanh chóng xuống tiền trở thành ông chủ của khu đất vàng đắc địa bậc nhất Đà Nẵng.
Một đại gia khác đến từ Hà Nội cũng đang gây sóng thị trường BĐS Đà Nẵng là Tập đoàn Alphanam. Tập đoàn này đang đầu tư của hai dự án lớn là Alphanam Luxury trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà cao 31 tầng.
Bên cạnh đó Alphanam cũng vừa mua lại dự án dự án Golden Square - một trong những khu đất kim cương hiếm hoi của TP Đà Nẵng có diện tích lớn (10.664 m2) với 4 mặt tiền là các đường Phạm Hồng Thái, Yên Bái, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Chí Thanh.
Được biết, Alphanam Group có trụ sở tại Hà Nội do đại gia Nguyễn Tuấn Hải làm Chủ tịch HĐQT.
Ngoài ra, trong làn sóng đổ bộ của chủ đầu tư đến từ miền Bắc còn có thể kể đến tập đoàn BRG do bà Nguyễn Thị Nga – làm Chủ tịch nổi tiếng với thương vụ thâu tóm Dự án Sân golf 18 lỗ Danang Golf Club của VinaCapital hay Dự án FPT City Đà Nẵng do Công Ty Cổ phần Đô Thị FPT Đà Nẵng (thành viên của Tập đoàn FPT) làm chủ đầu tư với tổng diện tích hơn 181 hecta…
Nhộn nhịp kẻ bán người mua
Trong 2 năm 2014 - 2015 và nửa đầu năm 2016, cùng với các đại gia từ Hà Nội và các tỉnh phía bắc ồ ạt đổ về Đà Nẵng đầu tư mua bán dự án, đã kéo theo làn sóng người Hà Nội đổ về Đà Nẵng theo làn sóng đầu tư của các đại gia.
Thống kê của công ty Đất Xanh miền Trung, nếu năm 2012, thị phần trong cơ cấu về khách hàng giao dịch tại Đà Nẵng Hà Nội chiếm khoảng 10%, năm 2013 tăng lên khoảng 20% thì những tháng đầu năm 2016, khách Hà Nội chiếm khoảng từ 30% lượng khách giao dịch.
Báo cáo của CBRE Việt Nam cũng cho thấy làn sóng đổ bộ của nhà đầu tư Hà Nội và khu vực phía Bắc vào Đà Nẵng. Trong những tháng đầu năm 2016, các khách hàng từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thống trị thị trường BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng, chiếm 75-85% giao dịch thành công.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, khi thị trường BĐS đóng băng, giới đầu tư Hà Nội vào Đà Nẵng chủ yếu là gửi bán thì hiện nay họ tăng cường mua vào. Những trường hợp mua đến chục lô đất không còn là chuyện hiếm.
Với làn sóng nhà đầu tư Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang dồn về Đà Nẵng như thời gian qua đã giúp các chủ đầu tư đến từ phía Bắc “hốt bạc” với những thương vụ, dự án hàng trăm triệu USD đang đầu tư tại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, các nhà đầu tư nên cẩn trọng với các quyết định đầu tư của mình. Bởi bài học những năm từ 2009 đến 2011, dòng tiền từ giới đầu cơ BĐS liên tiếp đổ vào thị trường Đà Nẵng đã đẩy giá nhà đất tại đây lên cao ngất ngưỡng. Thậm chí có những dự án tăng gấp đôi, gấp 3 đến 4 lần giá của chủ đầu tư đưa ra.
Thế nhưng, sau đó không lâu, khi thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM đóng băng kéo theo thị trường BĐS lao dốc không phanh mặc dù giá BĐS tại đây giảm tới 30% - thậm chí một số dự án giảm đến 50%, khiến thị trường suy thoái kéo dài. Thậm chí nhiều nhà đầu tư và ngay cả một số đại gia đã phải tự sát để giải thoát sau khi vỡ nợ là bài học nhãn tiền trong cuộc chơi nhà đất.
Vũ Trung
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị