(PLO)- Trên thị trường BĐS hiện nay, phân khúc giá rẻ và tầm trung đang phát triển mạnh mẻ. Đây chính là cơ hội để người trẻ và người có thu nhập thấp có thể sở hữu được căn nhà như ý.
Từ trước đến nay nguồn cung luôn là thách thức lớn nhất của phân khúc nhà giá rẻ. Vấn đề nhà giá rẻ phải đối mặt không phải là đầu ra mà chất lượng sản phẩm có đủ để cung ứng cho nhu cầu ngày càng nhiều.
Phân khúc giá rẻ, tầm trung làm chủ thị trường đang tạo ra nhiều cơ hội mua nhà cho người thu nhập thấp
Nửa cuối năm 2016, dự báo thị trường sẽ rất khác khi nhiều doanh nghiệp đang mạnh tay phát triển dòng sản phẩm nhà, đất giá rẻ. Trong khuôn khổ triển lãm VietHome Expo 2016 đang diễn ra tại TP.HCM, dòng sản phẩm chủ đạo được các doanh nghiệp BĐS giới thiệu trong sự kiện này chủ yếu là dự án nhà giá rẻ trên dưới 1 tỉ đồng, với đối tượng khách hàng chính là người trẻ và người thu nhập thấp tại đô thị.
Theo ông Ngô Quang Phúc, Phó TGĐ Him Lam Land, hiện tại thị trường đang hình thành một lượng cung rất lớn thuộc phân khúc nhà đất giá rẻ và tầm trung. Do vậy, người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn và được hưởng lợi từ những chính sách bán hàng của các chủ đầu tư.
Do tính chất cạnh tranh, các chủ đầu tư phải nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp. Giá bán có thể tăng/giảm tùy dự án. Có rất nhiều dự án đã tăng và có những dự án lại phải giảm giá thì mới bán được.
Năm 2016, dù phải đối mặt với khá nhiều thách thức và biến động nhưng thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM vẫn có thanh khoản ổn định. Trong khi những dự án có giá trị cao (từ 3 tỷ đồng trở lên/ căn) vấp phải cạnh tranh lớn và có sức mua chậm thì phân khúc căn hộ có giá trị từ 1 - 2 tỷ đồng lại thanh khoản tốt.
Do vậy, nhiều chủ đầu tư có động thái thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Nếu trước đây, đa số các ông lớn chỉ chú trọng lãnh địa nhà đất cao cấp thì nay đã dần chuyển hướng sang phân khúc nhà giá rẻ.
Hiện nhà đất giá rẻ được đánh giá là phân khúc tiềm năng và thanh khoản tốt nhất thị trường. Nguồn cung thấp trong khi nhu cầu cao, phân khúc này hứa hẹn sẽ mang đến nguồn lợi nhuận không nhỏ.
Vậy nguyên nhân nào khiến thị trường luôn thiếu dòng sản phẩm này? Theo các chuyên gia, vấn đề là sự khó khăn trong tìm kiếm được quỹ đất phù hợp để phát triển dự án. Các khu đất ở trung tâm thì không làm được vì giá quá cao, không thể có giá 1-1,5 tỷ cho 1 căn hộ 65m2.
Thêm vào đó, là đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, dù phát triển nhà giá rẻ nhưng chất lượng và tiện ích vẫn phải đạt tiêu chuẩn cao. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị công phu và dài hạn mới có thể đầu tư ở phân khúc này.
Khi các đại gia ngành BĐS chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà giá rẻ thì đối tượng được lợi sẽ là người mua nhà. Các doanh nghiệp này thường nắm trong tay quỹ đất đẹp, giá bán hợp lý, chất lượng xây dựng đảm bảo.
Đặc biệt, tiềm lực tài chính cùng hậu thuẫn hùng mạnh từ phía ngân hàng là nền tảng để họ mạnh tay trong việc đưa ra các chính sách bán hàng, hỗ trợ mua nhà tốt nhất.
Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gởi về địa chỉ email: batdongsanplo@gmail.com hoặc hotline: 0996 166177. |
ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Đa dạng nguồn cung nhà ở chất lượng cao
- Đà Nẵng: Bảng giá đất giảm tới 40%
- Đề nghị công bố hai dự án bãi đỗ xe ngầm
- Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Dự án tàu điện ngầm: Ga chính tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương
- Bán vàng mua đất: Nên hay không?
- Bắt "cò" chung cư thu nhập thấp
- XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC
- Công chứng hợp tác chống giấy tờ giả
- Lãi suất cho vay 9,9%/năm
- Không nên bỏ quy định bắt buộc công chứng hợp đồng nhà, đất
- “Khai tử” tiền giấy 10.000 và 20.000 đồng
- Khách hàng nên chọn kênh đầu tư nào?
- Tổng kết thị trường BĐS tháng 9: Người mua rục rịch “xuống tiền”
- Thông tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn kê khai miễn giảm thuế 2012
- Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Nhà đất giá 'mềm' rục rịch bán mua
- Giá khởi điểm đấu giá một số lô, khu đất trên địa bàn thành phố
- Hà Nội: "Cò" ngân hàng khiến hàng chục hộ dân mất nhà
- Thị trường BĐS: "Cá bé" đang nuốt "cá lớn"?