Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, phân bón, cao su vận tải, bảo hiểm, chứng khoán... gần đây đã thay đổi một phần chiến lược kinh doanh, khi tập trung rót tiền vào lĩnh vực BĐS.
Thương vụ lớn được nhắc đến gần đây nhất là việc mua lại khách sạn Kim Liên với diện tích khoảng 3,5ha của tập đoàn Thaigroup. Đại gia này cũng mới ký biên bản hợp tác với Tập đoàn khách sạn Hyatt đầu tư dự án khách sạn 5 sao với giá trị đầu tư 165 triệu USD tại một địa điểm khác tại trung tâm Thủ đô. Ngoài ra, Thaigroup cũng đầu tư khu nghỉ dưỡng siêu sang có tên Enclave diện tích 350 hecta tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Khách sạn Kim Liên |
Trước đó, Thaigroup từng tham gia đầu tư một số dự án bất động sản có quy mô nhỏ và chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hà Nam... Được biết, Thaigroup đã khá nổi tiếng trên thương trường với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: sản xuất xi măng, vận tải, bảo hiểm, chứng khoán...
Một doanh nghiệp khác từ lĩnh vực cao su là CTy CP Đầu tư cao su Quảng Nam (VHG) đã thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án đầu tư mua cổ phần của công ty CP Phát triển BĐS Tây Hồ Tây. Theo đó, VHG dự kiến sẽ sở hữu tối thiểu 70% vốn của Phát triển BĐS Tây Hồ Tây.
Đây là một đơn vị chuyển đầu tư phát triển dự án BĐS, trong đó có dự án chung cư cao cấp WaterMark Hồ Tây, tại đường Lạc Long Quân, ngay bên bờ Hồ Tây - Hà Nội. Dự án đã đi vào hoàn thiện, cao 19 tầng, có tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng.
Một "đại gia" trong lĩnh vực sản xuất cao su đáng chú ý khác là công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC) cũng đang "khuấy động" thị trường BĐS khi tuyên bố sẽ chi tiền đầu tư cho một dự án lớn ở Hà Nội để khai thác. Theo đó, SRC và Tập đoàn Hoành Sơn đã thống nhất đề nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khai thác 62,438 m2 đất tại số 231 Nguyễn Trãi, phường Thường Đình và Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội để tiến hành các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển và tiếp thị dự án "Tổ hợp Thương mại và Nhà ở Sao Vàng - Hoành Sơn" bao gồm Trung tâm thương mại - Dịch vụ - Văn phòng - Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê.
Cả hai sẽ thành lập Công ty dự án có tên là Công ty TNHH Sao Vàng - Hoành Sơn, vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó, Hoành Sơn góp 74% và SRC góp 26% bằng nguồn vốn vay của Hoành Sơn.
Cũng tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có quyết định góp vốn vào Công ty Cổ phần Mặt trời-Đường sắt Việt Nam để thực hiện đầu tư dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại tại 31 Láng Hạ, Hà Nội. Tổng giá trị góp vốn là hơn 415 tỷ đồng, tương ứng với hơn 23% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Mặt Trời-Đường sắt Việt Nam (vốn điều lệ là 1.800 tỷ đồng).
Còn tại khu vực phía Nam, là một nhà thầu xây dựng với thị phần chiếm số 1 Việt Nam, công ty CP Xây dựng Cotec - Coteccons cũng đã tiết lộ tham vọng "nhảy" vào lĩnh vực BĐS với nhiều dự án "khủng" trong giai đoạn tới. Theo đó, hiện tập đoàn này đang hợp tác cùng "ông lớn" Tân Hoàng Minh để triển khai một dự án tại Hà Nội, một dự án khác tại Nha Trang.
Song song đó, Coteccons cũng sẽ thực hiện chiến lược thâu tóm một vài khách sạn và trung tâm thương mại tại các quận trung tâm TP.HCM để kinh doanh. Hướng đi trên thị trường BĐS của nhà thầu xây dựng này là hợp tác cùng các doanh nghiệp địa ốc, nhận xây dựng từng hạng mục và tự tay bán ra thị trường.
Một gương mặt hết sức lạ lẫm khác là công ty CP Kho vận miền Nam (STG) cũng vừa thông báo kế hoạch góp 10 tỷ đồng cùng các đối tác chiến lược để thành lập một công ty BĐS tại TP.HCM. Cụ thể, STG góp 10 tỷ, ứng 50% vốn điều lệ để thành lập công ty CP Phát triển BĐS The Pier có địa chỉ trụ sở tại tầng 16, Sailing Tower, số 111A Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Từng tham gia vào lĩnh vực bất động sản cách đây vài năm, song thời điểm thị trường khủng hoảng, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen tuyên bố rút lui khỏi thị trường để tập trung cho ngành thép. Tuy nhiên gần đây, Tập đoàn này vừa khởi công dự án khách sạn lớn 4 sao tại thành phố Yên Bái với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Hoa Sen đã thành lập 4 công ty con chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Trong đó, bên cạnh dự án khách sạn, tại Yên Bái, tập đoàn còn tham vọng đầu tư một khu du lịch tâm linh, sinh thái quy mô tới 1.000ha, trong đó 400ha mặt nước ở đầm Vân Hội.
Một loạt dự án, khách sạn nghỉ dưỡng lớn khác tại Bình Định như Khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh Suối nước nóng Hội Vân, Trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn và căn hộ cao cấp tại thành phố Quy Nhơn cũng nằm trong dự định của đại gia ngành thép.
Theo Trí thức trẻ
Các bản tin khác
- Phát triển Sơn Trà thành trọng điểm du lịch
- Xu hướng đầu tư biệt thự biển năm 2017
- Hầm qua sông Hàn vì mai sau
- Phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá 50 lô đất
- Cuối năm nên gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, vàng hay chứng khoán?
- Đà Nẵng - dấu ấn 20 năm đổi mới Khởi sắc diện mạo đô thị
- Xây hầm qua sông Hàn từ tư duy giao thông đi trước
- Phương án hỗ trợ do giảm mặt cắt đường sau khi hình thành Nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Tận hưởng Thiên đường giáng sinh 2016 tại Asia Park
- Hội thảo "Đà Nẵng-20 năm quy hoạch và phát triển đô thị": Khuyến nghị chưa vội xây hầm chui qua sông Hàn
- TPP sẽ xoay chuyển bất động sản Việt Nam
- Cận cảnh khu nghỉ dưỡng 5 sao+ quốc tế vừa khai trương tại Phú Quốc
- Sun Group mời khách hàng ra đảo Ngọc đón bình minh rạng rỡ
- 20 năm nhìn lại công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị TP Đà Nẵng
- Sân vận động Hòa Xuân: "Ngôi nhà mới" của bóng đá Đà Nẵng
- VinaCapital đầu tư 650 tỷ đồng phát triển khu biệt thự biển
- Bất động sản nghỉ dưỡng “bình dân” dậy sóng
- Đà Nẵng sẽ xây hầm vượt sông Hàn
- Tại sao phải công chứng các hợp đồng, giao dịch bất động sản?
- Mùa cao điểm bắt đầu, Ngân hàng Nhà nước đảo chiều cho vay