Trước những tin đồn luôn vây quanh thị trường bất động sản (BĐS), chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng - cho biết, doanh nghiệp cần phải công khai thông tin để hạn chế rủi ro không đáng có.
Thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều tin đồn thất thiệt - Ảnh: Trung Hiếu |
* Tại sao thời gian qua thị trường nhà đất lại có nhiều tin đồn kiểu như "công ty này sắp phá sản, dự án kia sắp bán rẻ phá giá" như vậy, thưa ông?
- Thị trường BĐS đang còn đóng băng do sức tiêu thụ rất thấp, đặc biệt là những căn nhà có giá trị lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp phải vay tiền với lãi suất rất cao. Tình trạng này kéo dài 2-3 năm nay, dù nhiều người hy vọng năm 2011 sẽ kết thúc. Tuy nhiên giờ đã bước sang quý 2/2012 mà tình trạng tan băng nghe chừng còn rất xa.
Như vậy, doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc chuyển nhượng, bán lại dự án vì chịu không nổi lãi vay. Do đó, những tin đồn về thị trường BĐS như ở trên ít nhiều là có cơ sở. Nhưng cũng không loại trừ đó là thông tin ác ý nhằm cạnh tranh lẫn nhau.
* Như vậy có thể thấy tin đồn thường chỉ xuất hiện khi thị trường quá nóng hoặc quá trầm lắng?
- Tin đồn chỉ xuất hiện khi thị trường duy trì một trạng thái kéo dài mà không có sự chuyển biến. Lúc đó, thông tin từ nhiều nguồn sẽ truyền đi và được nhiều người tin thì nó trở thành tin đồn. Còn nếu một thông tin đưa ra nhưng qua sự kiểm tra không có chứng cứ sẽ không có sức lan tỏa. Như vậy có thể thấy, một tin đồn có sức lan tỏa bởi vì ít nhiều nó có cơ sở.
* Một khi có quá nhiều tin đồn không được kiểm chứng, chứng tỏ nền kinh tế hay thị trường BĐS phát triển không bền vững?
- Theo tôi biết thì ở nước ngoài, tin đồn còn nhiều hơn ở Việt Nam, nằm ở những tờ báo lá cải hay trong các trang web không chính thống. Cho nên nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng đừng quá lo lắng về các tin đồn.
Trong một thế giới tràn ngập thông tin thì chúng ta phải biết lọc ra những thông tin nào có độ tin cậy cao. Đó chính là những thông tin ở trên các tờ báo, trang web chính thống. Còn những thông tin chưa rõ nguồn thì nhà đầu tư phải có khả năng phán đoán, kiểm chứng nhiều chiều. Không nên dị ứng với tin đồn mà phải coi nó là một phần tất yếu của nền kinh tế.
* Tin đồn là một phần tất yếu, vậy theo ông doanh nghiệp nên xử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
- Phải nói rằng các doanh nghiệp trong nước còn chậm trong việc xử lý thông tin. Chính sự chậm chạp đó là đất sống của tin đồn. Công ty nào càng chậm cung cấp thông tin hay thông tin không minh bạch, thiếu chính xác càng dễ làm tin đồn xuất hiện. Ngược lại, công ty nào cung cấp thông tin thường xuyên cho nhà đầu tư sẽ hạn chế được tin đồn.
* Sự thật là không ít tin đồn ảnh hưởng tới nhà đầu tư, khách hàng. Vậy trong mớ bòng bong tin đồn, có tin trúng, có tin trật thì nhà đầu tư nên xử lý như thế nào?
- Nhà đầu tư có hai nhóm. Nhóm thứ nhất biết đó là tin đồn nhưng sử dụng chúng với mục địch riêng. Như vậy có nhiều nhà đầu tư biết tin đồn đó không có cơ sở nhưng dùng nó để tham gia vào một tiến trình mua bán nhằm hưởng lợi.
Còn nhóm thứ hai bị thiệt hại bởi tin đồn. Ở nhóm này cần phải học cách xử lý thông tin một cách thông minh hơn. Nhà đầu tư phải kiểm tra chéo thông tin từ nhiều nguồn khi gặp một tin đồn, rồi mới có quyết định đầu tư hay không.
* Xin cảm ơn ông!
Trung Hiếu
Theo Thanh niên Online
Các bản tin khác
- Thị trường nhà ở phát triển lệch pha
- Về một thành phố ven sông Cổ Cò
- Nhà đầu tư condotel đối mặt với nhiều rủi ro
- Bán thí điểm 330 căn hộ nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Phong Bắc
- Áp dụng mức lãi suất 4,8% khi vay mua nhà ở xã hội
- Golden Hills hấp dẫn từ quy hoạch
- Thận trọng với sốt đất
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào bất động sản Đà Nẵng
- Ngôi nhà tuyệt đẹp ở Đà Nẵng được báo nước ngoài ca ngợi
- Nhiều bất ngờ, thú vị về "Huyền thoại những cây cầu"
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4
- BIDV tung 20.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi
- Đô thị biển - hướng mở cho không gian du lịch Đà Nẵng
- “Bỏng tay” với đất biển Đà Nẵng
- Giao dịch bất động sản vẫn sôi động trước chính sách thắt chặt vốn vay
- Khánh thành tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài
- Quảng Nam-Đà Nẵng: Phối hợp quy hoạch, khai thác sông Cổ Cò, xúc tiến dự án Làng Đại học Đà Nẵng
- Cải thiện giao thông, phát triển đô thị
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Câu chuyện về sự phát triển bền vững
- Dấu ấn đô thị