Trước những tin đồn luôn vây quanh thị trường bất động sản (BĐS), chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng - cho biết, doanh nghiệp cần phải công khai thông tin để hạn chế rủi ro không đáng có.
Thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều tin đồn thất thiệt - Ảnh: Trung Hiếu |
* Tại sao thời gian qua thị trường nhà đất lại có nhiều tin đồn kiểu như "công ty này sắp phá sản, dự án kia sắp bán rẻ phá giá" như vậy, thưa ông?
- Thị trường BĐS đang còn đóng băng do sức tiêu thụ rất thấp, đặc biệt là những căn nhà có giá trị lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp phải vay tiền với lãi suất rất cao. Tình trạng này kéo dài 2-3 năm nay, dù nhiều người hy vọng năm 2011 sẽ kết thúc. Tuy nhiên giờ đã bước sang quý 2/2012 mà tình trạng tan băng nghe chừng còn rất xa.
Như vậy, doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc chuyển nhượng, bán lại dự án vì chịu không nổi lãi vay. Do đó, những tin đồn về thị trường BĐS như ở trên ít nhiều là có cơ sở. Nhưng cũng không loại trừ đó là thông tin ác ý nhằm cạnh tranh lẫn nhau.
* Như vậy có thể thấy tin đồn thường chỉ xuất hiện khi thị trường quá nóng hoặc quá trầm lắng?
- Tin đồn chỉ xuất hiện khi thị trường duy trì một trạng thái kéo dài mà không có sự chuyển biến. Lúc đó, thông tin từ nhiều nguồn sẽ truyền đi và được nhiều người tin thì nó trở thành tin đồn. Còn nếu một thông tin đưa ra nhưng qua sự kiểm tra không có chứng cứ sẽ không có sức lan tỏa. Như vậy có thể thấy, một tin đồn có sức lan tỏa bởi vì ít nhiều nó có cơ sở.
* Một khi có quá nhiều tin đồn không được kiểm chứng, chứng tỏ nền kinh tế hay thị trường BĐS phát triển không bền vững?
- Theo tôi biết thì ở nước ngoài, tin đồn còn nhiều hơn ở Việt Nam, nằm ở những tờ báo lá cải hay trong các trang web không chính thống. Cho nên nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng đừng quá lo lắng về các tin đồn.
Trong một thế giới tràn ngập thông tin thì chúng ta phải biết lọc ra những thông tin nào có độ tin cậy cao. Đó chính là những thông tin ở trên các tờ báo, trang web chính thống. Còn những thông tin chưa rõ nguồn thì nhà đầu tư phải có khả năng phán đoán, kiểm chứng nhiều chiều. Không nên dị ứng với tin đồn mà phải coi nó là một phần tất yếu của nền kinh tế.
* Tin đồn là một phần tất yếu, vậy theo ông doanh nghiệp nên xử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
- Phải nói rằng các doanh nghiệp trong nước còn chậm trong việc xử lý thông tin. Chính sự chậm chạp đó là đất sống của tin đồn. Công ty nào càng chậm cung cấp thông tin hay thông tin không minh bạch, thiếu chính xác càng dễ làm tin đồn xuất hiện. Ngược lại, công ty nào cung cấp thông tin thường xuyên cho nhà đầu tư sẽ hạn chế được tin đồn.
* Sự thật là không ít tin đồn ảnh hưởng tới nhà đầu tư, khách hàng. Vậy trong mớ bòng bong tin đồn, có tin trúng, có tin trật thì nhà đầu tư nên xử lý như thế nào?
- Nhà đầu tư có hai nhóm. Nhóm thứ nhất biết đó là tin đồn nhưng sử dụng chúng với mục địch riêng. Như vậy có nhiều nhà đầu tư biết tin đồn đó không có cơ sở nhưng dùng nó để tham gia vào một tiến trình mua bán nhằm hưởng lợi.
Còn nhóm thứ hai bị thiệt hại bởi tin đồn. Ở nhóm này cần phải học cách xử lý thông tin một cách thông minh hơn. Nhà đầu tư phải kiểm tra chéo thông tin từ nhiều nguồn khi gặp một tin đồn, rồi mới có quyết định đầu tư hay không.
* Xin cảm ơn ông!
Trung Hiếu
Theo Thanh niên Online
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)