Sàng lọc thông tin, kiểm tra thực địa, chọn đơn vị tư vấn uy tín, bảo đảm pháp lý chặt chẽ... là những bước cơ bản mà người mua nhà phố không thể bỏ qua nhằm tránh những sai sót có thể gây thiệt hại tiền tỷ.
Trước sự chững lại của thị trường căn hộ, nhà phố hay còn gọi là nhà liền thổ, nhà xây sẵn gắn liền với đất khắp TP HCM lại đang dần ấm lên, thu hút sự quan tâm của đại đa số người dân và giới đầu tư với thanh khoản rất cao song rủi ro của thị trường này cũng cực lớn. Tuy nhiên, mua bán nhà phố phức tạp hơn các loại hình bất động sản khác nhiều lần do những rủi ro, thách thức về thủ tục hành chính, pháp lý, quy hoạch, phương thức thanh toán… luôn đánh đố, làm nản lòng người mua, khiến họ như lạc vào ma trận.
Tổng giám đốc Propzy Việt Nam - John Le, cho biết, tại TP HCM có đến hơn 90% các giao dịch nhà phố gặp các vướng mắc về pháp lý nếu không được chuẩn bị tốt ngay từ ban đầu trước khi tiến hành giao dịch và những vướng mắc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro to lớn cho người mua. Chuyên gia này chia sẻ, với một quy trình giao dịch mua bán nhà phố điển hình, có ít nhất 6 bước kiểm tra, chuẩn bị mà người mua nhà phố cần phải lưu ý để tránh những thiệt hại không đáng có.
Bước một: Sàng lọc thông tin bất động sản ở những kênh uy tín. Tốt nhất nên chọn các đơn vị nào có cam kết đảm bảo thông tin rõ ràng, minh bạch và chịu trách nhiệm trực tiếp về những thông tin sai lệch. Lọc được những thông tin nhà đất chất lượng, có tiềm năng giao dịch tức là đã hoàn tất bước khởi đầu suôn sẻ.
Bước hai: Tiến hành kiểm tra sản phẩm, nếu có hình ảnh tham khảo phải đảm bảo tính xác thực trước khi đặt lịch đi xem. Khâu thực địa cần được tiến hành kỹ lưỡng, có so sánh đối chiếu với thông tin ban đầu đồng thời người mua cần khảo sát thêm địa bàn xung quanh để xác minh lại một lần nữa tính an toàn của sản phẩm.
Bước ba: Kết nối trực tiếp với một đầu mối có đủ năng lực giúp quản lý tất cả mọi thủ tục từ kiểm tra quy hoạch, pháp lý, thương lượng các điều khoản và chuyển nhượng quyền sở hữu, tránh các rủi ro cho đến khi giao dịch thành công. Sự kết nối này là một quy trình đầy phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn, am hiểu cặn kẽ nên tốt nhất người mua cần tìm một đơn vị có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ.
Thị trường nhà phố đang nóng lên, đón nhận sự quan tâm của nhiều người và có thanh khoản cao nhưng rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch cũng rất lớn. Ảnh:Vũ Lê |
Bước bốn: Kiểm tra quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã đủ điều kiện giao dịch hay chưa. Trên thực tế, thị trường bất động sản từng xảy ra những trường hợp giấy chứng nhận giả đánh đố không chỉ người mua mà còn "qua mặt" cả cơ quan quản lý cấp cơ sở. Do đó, khâu kiểm tra xác minh này là phương án cực kỳ quan trọng giúp đề phòng rủi ro do lừa đảo, tranh chấp về quyền tài sản sau này
Bước năm: Kiểm tra giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, xác nhận tình trạng hôn nhân có hiệu lực…) đã được cập nhật và xác minh rõ ràng hay chưa. Liên quan đến kiểm tra nhân thân vì 2 mục đích: Nếu nhà chính chủ, kiểm tra nhằm đảm bảo có thể tiến hành giao dịch ngay mà không phải bổ túc hồ sơ nào khác phải trích lục thêm; trong trường hợp mua bán thông qua ủy quyền, phải kiểm tra thông tin giấy ủy quyền và nơi ký hợp đồng giấy ủy quyền.
Bước sáu: Vạch ra cụ thể các thỏa thuận liên quan đến phương thức thanh toán. Chẳng hạn như: thanh toán theo tiến độ như thế nào, thanh toán qua ngân hàng hay tiền mặt, bắt đầu trả tiền từ lúc nào... Các thỏa thuận càng chi tiết càng hỗ trợ giao dịch về đích thuận lợi hơn.
Ông John Le đánh giá, mặc dù các rủi ro, thách thức này khá phổ biến và xuất hiện thường xuyên trong quá trình giao dịch kèm theo những cảnh báo cụ thể, thế nhưng ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm cũng khó tránh khỏi tiền mất tật mang nếu bỏ qua giai đoạn tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Vấn đề lớn nhất trên thị trường hiện nay là đang thiếu giải pháp giúp khách hàng có những giao dịch an toàn, nhanh chóng và giải quyết khó khăn vướng mắc triệt để.
Chuyên gia này cho rằng, nếu không có nhiều thời gian để thực hiện 6 bước chuẩn bị trên có thể rút gọn trong một quy trình ngắn gồm 3 yếu tố. Đầu tiên là tìm kiếm và cung cấp các sản phẩm dựa trên các tiêu chí khách hàng lựa chọn. Kế đến là xem tính pháp lý của sản phẩm và tìm những gợi ý sắp xếp, chuẩn bị tài chính phù hợp cho nhu cầu về bất động sản. Sau cùng là đàm phán giá mua/bán, bảo hiểm khoản cọc thanh toán bằng tài khoản trung gian, giải ngân và chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
Làm tốt quy trình này sẽ giúp giao dịch bất động sản sẽ diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu triệt để những bất cập và rủi ro cố hữu có thể phát sinh trong quá trình mua bán, từ đó tăng hiệu quả thành công gấp nhiều lần so với trước đây.
Lãnh đạo Propzy khuyến cáo thêm, cơ sở và xu hướng sắp tới để thị phần nhà phố phát triển bền vững, là cần phải có đội ngũ nghiên cứu, khảo sát, tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Nếu có điều kiện, các doanh nghiệp tham gia vào thị phần này nên tích cực ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại để hỗ trợ quá trình mua bán được minh bạch, rõ ràng từ đầu vào cho đến đầu ra.
Vũ Lê
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp