Khách hàng của khu bất động sản nghỉ dưỡng đang có sự nhầm lẫn, họ cho rằng các dự án này không khác gì các dự án nhà ở để bán. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các dự án BĐS nghỉ dưỡng đều là những dự án thuê đất 50 năm.
Sự việc nhiều chủ biệt thự ở Resort 5 sao Flamingo (Vĩnh Phúc) như ngồi trên lửa khi tiền đã trả hết nhưng chưa nhận được sổ đỏ khiến nhiều người mua nhà "giật mình" với dự án BĐS nghỉ dưỡng mà họ đã xuống tiền.
![]() |
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội và rủi ro” do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (27/7), các chuyên gia cho rằng hầu hết các dự án BĐS nghỉ dưỡng hiện nay đều là đất thuê 50 năm. Chính vì thế, trước khi mua nhà, khách hàng phải kiểm tra thật kỹ về pháp lý và thời hạn sử dụng đất của dự án.
Bà Hoàng Thị Vân Anh, Tổng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết: "Hiện nay, đa số người mua nhà đang có sự nhầm lẫn giữa hai dạng sản phẩm BĐS nhà ở và BĐS nghỉ dưỡng. Pháp luật đất đai quy định rõ nếu đất đai là đất nhà ở (chung cư, liền kề, biệt thự) có thể sử dụng xây nhà để bán, phân lô bán nền … Khu du lịch nghỉ dưỡng là đất thương mại dịch vụ nên chỉ được cho thuê đất và không được phân lô bán nền bán như đất ở".
Cũng theo bà Vân Anh, để xác minh một dự án được sử dụng đất vĩnh viễn hay dự án được thuê đất 50 năm nhà đầu tư cần phải xem xét hồ sơ pháp lý của dự án như về quyền sử dụng đất. Việc sử dụng đất phải liên quan đến quy hoạch, mảnh đất ấy được sử dụng vào mục đích gì?
Cũng có cùng nhận định với bà Vân Anh, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hà Nội cho rằng hiện tại có một vài dự án luật cho phép tách ra làm sổ đỏ, nhưng đa số các dự án khác là không thực hiện được việc cấp sổ đỏ. Nguyên nhân là do khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất chủ đầu tư phải đóng một số tiền rất lớn.
"Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng không bán được. Vì tâm lý người dân, nhà đầu tư luôn chọn mua các dự án BĐS có sổ đỏ. Flamingo Đại Lải là trường hợp điển hình cần tháo gỡ. Nhiều khách hàng mua biệt thự tại Flamingo như ngồi trên lửa khi tiền đã trả hết nhưng có nguy cơ không nhận được sổ đỏ", ông Điệp nhấn mạnh.
Một rủi ro nữa khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng người mua cần hết sức lưu ý là tính pháp lý của dự án. Ông Phạm Văn Thường - Trưởng phòng quản lý thị trường BĐS - Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay các dự án nhà ở khi bán phải đăng ký công khai trên trang web của các Sở Xây dựng để minh bạch thông tin. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định các dự án BĐS nghỉ dưỡng dạng Condotel phải công khai thông tin.
"Chính vì vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư công khai các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án. Nhờ sự tư vấn của luật sư trong những trường hợp này là rất cần thiết", ông Thường khẳng định.
Một trong những rủi ro mà người mua BĐS nghỉ dưỡng cũng cần quan tâm là những tiện ích của dự án cũng như phần chia sẻ lợi nhuận với chủ đầu tư khi mua căn hộ theo hình thức Condotel. Thực tế hiện nay, nhiều khách hàng tỏ ra băn khoăn lo lắng bởi khi giới thiệu dự án chủ đầu tư quảng cáo rất hào nhoáng, tuy nhiên trong hợp đồng lại không nêu rõ, nếu sau này chủ đầu tư không làm theo cam kết thì phần thiệt sẽ thuộc về người mua nhà.
Trả lời vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hưng Quang - VP Luật sư Nguyễn Hưng Quang và cộng sự cho biết nếu người mua nhà vẫn cảm thấy chưa yên tâm với bản hợp đồng còn rất chung chung có thể yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa lại nội dung.
"Trong một số trường hợp, tôi thường tư vấn cho khách hàng thống kê hết những tiện ích và mức lợi nhuận chủ đầu tư cam kết cho vào phụ lục hợp đồng yêu cầu chủ đầu tư ký nhận. Việc làm này sẽ giúp khách hàng có căn cứ pháp lý khi ra tòa án trong trường hợp chủ đầu tư thất hứa", ông Quang cho biết.
Theo Trí thức trẻ
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn