Với anh Huy, việc tự trồng và mách những người thân của mình cùng trồng để đảm bảo có rau sạch ăn là một phương án hay trong thời điểm hiện nay.
Anh Quang Huy (29 tuổi) hiện đang công tác tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Bên cạnh thời gian bận rộn với công việc, ông bố trẻ của một bé gái xinh xắn này còn chịu khó sắp xếp thời gian làm nông dân phố.
Khu vườn nhà anh Huy nằm trên khu sân thượng của gia đình, rộng khoảng 60m vuông. Năm 2011, khi mới bắt đầu xây nhà, anh đã có kế hoạch trồng rau sạch. Anh Quang Huy chia sẻ: "Một ngày 2 bữa rau ít nhất đã 10.000 - 15.000 đồng. Nếu chăm nom được vườn này, bạn chỉ mất chi phí khởi tạo, sau đó sẽ rẻ dần, chỉ vất vả bỏ công sức nhưng luôn được thực phẩm sạch, an toàn cho bữa cơm gia đình."
Ngoài ra, vườn rau còn là nơi giúp anh dạy con cái cách thức giao hòa với thiên nhiên. Anh tâm sự: "Bằng cách trồng và thu hoạch thực phẩm, mình sẽ giúp con có cơ hội tìm hiểu về tên, hình dáng, màu sắc của các loại rau, quả cũng như các quy trình chăm sóc các loại rau..."
Việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu các loại cây rau có thể trồng trong vườn. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam nên những giống rau ưa lạnh khó phát triển được.
Theo anh Huy, trồng rau trên sân thượng là một giải pháp cực kỳ tốt cho hộ gia đình. Những chi phí kinh tế như đầu tư thùng xốp, chậu nhựa, hạt giống, phân bón,... chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hơn thế nữa, bạn chỉ cần 4 - 5m2 khoảng trống trên sân thượng hoặc bất cứ vị trí nào có đủ ánh sáng (tối thiểu 5 - 6 giờ chiếu sáng đầy đủ) là đủ rau 'ăn mệt nghỉ'.
Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, anh Huy không sử dụng chút nào. Thực tế là trong không gian đô thị thì có rất ít các dịch bệnh gây hại trên rau và các loại rau được trồng thì toàn là các giống yêu cầu kỹ thuật đơn giản. Hàng ngày, anh chỉ cần tưới bằng nước vo gạo hoặc nước giải pha loãng, thỉnh thoảng bón thêm 1 ít phân trùn quế - vừa không độc hại mà làm cho đất tơi xốp, rau phát triển. Nếu rau có sâu thì tưới thêm rượu ngâm với tỏi.
Theo Khám phá
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay