Đồng Lực, Alphanam, T&T Group, ACC… vừa trình làng những sản phẩm bất động sản đầu tay. Sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới ở các phân khúc bất động sản khác nhau mang đến lựa chọn đa dạng hơn, thay vì những tên tuổi đã trở thành “truyền thống”.
Một gương mặt “mới tinh” vừa xuất hiện trên thị trườngbất động sản Hà Nội là Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC, với tư cách chủ đầu tư. Dự án khu căn hộ hạng sang Artemis Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Mặc dù là “đứa con đầu lòng”, nhưng ACC chứng tỏ phần nào sự chuyên nghiệp của mình khi lựa chọn những đơn vị có tên tuổi trong và ngoài nước tham gia Dự án như: nhà thầu thi công Delta, quản lý dự án - tư vấn giám sát Artelia (Cộng hòa Pháp), thiết kế PTW (Australia), tài trợ vốn, bảo lãnh tiến độ từngân hàngSeaBank…
Sự chuyên nghiệp của ACC đến đâu, chủ đầu tư này có kế hoạch gắn bó lâu dài với bất động sản hay không thì còn phải đợi, vì dẫu sao, đây cũng là sản phẩm bất động sản đầu tay, khu đất xây dựng dự án vốn là phần đất do Bộ Quốc phòng quản lý chuyển đổi làm nhà ở.
Sự hoành tráng bên ngoài dự án liệu có thể hiện bản chất bên trong của doanh nghiệp hay không, thị trường sẽ cần thêm thời gian để có câu trả lời.
So với ACC, T&T Group đã chọn cách đặt chân vào thị trường bất động sản theo hướng khác.
Sau nhiều năm thử nghiệm với các dự án bất động sản quy mô trung bình và nhỏ ở các tỉnh xa, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T (T&T Group) vừa “trình làng” sản phẩm bất động sản đầu tiên ở Hà Nội với quy mô vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng tại khu đất số 404 - Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với tên gọi T&T Riverview.
Quy mô vốn đầu tư lớn, nhưng tính chất căn hộ mà T&T chào bán đến tay khách hàng lại ở phân khúc bình dân.
Các căn hộ T&T Riverview có diện tích từ 50 đến 113 m2 (có 1 - 3 phòng ngủ), chào bán với mức giá khá cạnh tranh (từ 19 - 21 triệu đồng/m2, chưa bao gồm VAT) cùng chứng thư bảo lãnh nghĩa vụ tài chính từ Ngân hàng Vietcombank.
Dự án được xem như lời chào chính thức của T&T Group với giới đầu tư bất động sảnHà Nội khi cùng với lễ mở bán căn hộ là sự xuất hiện của T&T Land - thương hiệu bất động sản chính thức của T&T Group.
Đầu tư vào phân khúc căn hộ hạng trung có thể là hướng đi chủ chốt trong lĩnh vực bất động sản của T&T Group khi thời gian gần đây, thông qua việc thâu tóm cổ phần, T&T Group đã sở hữu một quỹ đất rộng lớn trên địa bàn cả nước.
Việc Alphanam mới đây công bố đầu tư 1.600 tỷ đồng vào bất động sản với Tổ hợp khách sạn, căn hộ Four Points by Sheraton & Luxury Apartment (đường Võ Nguyên Giáp, TP. Đà Nẵng) cũng khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ khi trước đó, Chủ tịch HĐQT Alphanam, ông Nguyễn Tuấn Hải từng bày tỏ ý định rút khỏi thương trường.
Thông tin về Four Points by Sheraton & Luxury Apartment mới được Alphanam công bố, nhưng thực tế, việc thi công đã được tiến hành từ trước đó rất lâu khi ở thời điểm hiện tại, tổ hợp công trình cao 30 tầng này đã căn bản hoàn tất việc xây thô.
Các căn hộ Luxury Apartment có giá bán từ 39 triệu đồng/m2 (tương đương với từ 2,3 tỷ đồng/căn) với mức lợi nhuận cam kết là 168 triệu đồng/năm đối với căn hộ 1 phòng ngủ và 264 triệu đồng/năm đối với căn hộ 2 phòng ngủ.
Một tên tuổi mới khác cũng vừa chính thức bước chân vào thị trường bất động sản là Tập đoàn Đồng Lực với Dự án Hanoi Aqua Central (số 44 - Yên Phụ, Hà Nội). Về căn bản, cho đến trước khi Hanoi Aqua Central được giới thiệu, Đồng Lực còn là cái tên khá mơ hồ với giới đầu tư bất động sản.
Nhưng ngay khi Hanoi Aqua Central xuất hiện, giới đầu tư đã để mắt đến cái tên Đồng Lực, khi Hanoi Aqua Central sở hữu một bản thiết kế sang trọng cùng những công nghệ xây dựng, trang trí nội thất tân kỳ.
Hơn thế, dự án còn chiếm một dải mặt tiền dài hàng trăm mét trên phố Yên Phụ, bên cạnh Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi.
Những tên tuổi mới của thị trường bất động sản như Đồng Lực, ACC, T&T hay Alphanam… đang phản ánh sinh động khát vọng của giới đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam trong việc làm chủ đầu tư các dự án bất động sản.
Những dự án mới ra mắt một cách chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, vẫn mang đến những lựa chọn mới cho thị trường, đồng thời chứng tỏ dư địa phát triển còn rộng lớn của bất động sản Việt Nam mà giới đầu tư, bằng cách này hay cách khác, muốn “chen chân”.
Theo HÀ QUANG (Báo Đầu Tư)
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ