Ngoài tài chính, người đầu tư mua bán nhà đất cần sẵn sàng chứng minh thư, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp đồng lao động, bảng lương... để thúc đẩy giao dịch diễn ra nhanh chóng, theo Timhome.vn.
Theo thống kê của đơn vị này, để các thủ tục pháp lý diễn ra một cách thuận lợi, người mua nhà nên chú ý chuẩn bị 2 nhóm giấy tờ: nhóm bắt buộc phải có và nhóm còn lại có thể cần đến.
Nhóm bắt buộc phải có:
Thứ nhất: Chứng minh nhân dân, bản chính và bản sao.
Thứ hai: Hộ khẩu, bản chính và bản sao.
Thứ ba: Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
Thứ tư: Với người nước ngoài muốn sở hữu căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án nhà ở thương mại, cần hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam (và không thuộc các trường hợp miễn trừ, ưu đãi về ngoại giao).
Thứ năm: Khi muốn đứng tên chung sổ đỏ, người đứng tên chung cũng cần chuẩn bị chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và phải cùng người mua ký kết vào hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản tại phòng công chứng.
Khi đã sẵn sàng dòng tiền, người mua nhà đất cần chuẩn bị tốt các loại giấy tờ, thủ tục để hỗ trợ quá trình giao dịch được diễn ra suôn sẻ. Ảnh: Lucas Nguyễn |
Nhóm có thể cần đến:
Thứ sáu: Nếu người mua nhà cần thế chấp để vay ngân hàng với mục đích mua bất động sản, cần chuẩn bị khá nhiều các loại giấy tờ. Đó là: đơn vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, bản sao giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn, bản sao CMND, hộ khẩu hoặc KT3 (sổ tạm trú). Cần các loại giấy tờ chứng minh thu nhập thông qua hợp đồng cho thuê nhà hoặc hợp đồng lao động hoặc sao kê tài khoản chuyển lương qua ngân hàng... Hợp đồng mua bán nhà ở đã công chứng, sổ hồng, thông báo trước bạ, bản vẽ hiện trạng nhà đất cũng phải được chuẩn bị
Thứ bảy: Nếu người mua nhà cần vay tín chấp (vay không thế chấp) ở ngân hàng, người mua cần chuẩn bị: CMND hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc KT3, giấy xin vay tín chấp, hồ sơ chứng minh công việc (hợp đồng lao động, bảng sao kê lương…).
Thứ tám: Khi hoàn tất hợp đồng công chứng hợp đồng mua bán đất, bên mua phải đến Chi cục thuế cấp huyện để làm tờ khai và nộp lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạ được tính là 0,5% giá trị của lô đất. Lúc này, người mua vẫn phải mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đơn vị này khuyến cáo, người mua nhà nên sao y những giấy tờ cần thiết thành nhiều bản để thuận tiện hơn cho các bước thủ tục hành chính. Khi đóng các loại lệ phí, người mua nên giữ lại biên lai phòng trường hợp cần thiết. Khi đặt cọc, cần lập thành văn bản và người mua có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Vũ Lê
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Phê duyệt giá khởi điểm 4 khu đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà
- “Mua bán sáp nhập bất động sản vẫn rất sôi động”
- 8 điều Việt kiều cần lưu ý khi về nước mua nhà
- Danh sách ngân hàng được bảo lãnh dự án bất động sản
- Nhà ga mới Sân bay quốc tế Đà Nẵng: Khởi công xây dựng trong quý 4-2015
- Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố sẽ khánh thành vào cuối tháng 8
- Đà Nẵng thống nhất một số đồ án kiến trúc quy hoạch mới
- Đà Nẵng sẽ thay thế đèn LED chiếu sáng công cộng
- Giao dịch bất động sản tăng tốc trước tháng Ngâu
- Chuẩn bị tài chính để mua nhà như thế nào?
- HoREA: Để Việt kiều mua nhà cần cấp giấy chứng nhận gốc Việt Nam vĩnh viễn
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông tĩnh thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn 2030
- Nhà dưới 1 tỉ đồng nhu cầu nhiều, bán chạy
- Đường Trần Cao Vân: Bình dị mà thân thuộc
- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê
- Người Việt rục rịch về nước đầu tư nhà đất
- Hồ sơ nhà, đất trễ: Quy rõ trách nhiệm
- Mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước
- Luật Kinh doanh bất động sản: Làn gió mới và những điểm mờ
- Bất động sản Đà Nẵng có bị làm giá?