Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (quận 7, TP.HCM) có tổng số vốn lên tới 6 tỷ USD, trên diện tích 118 ha vừa được Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhà đầu tư đến từ Malaysia gồm Pavilion Group và Genting Group ký kết phát triển.
Dự án này có tiền thân là Dự án Saigon Peninsula của Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư, đã được UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 từ năm 2010. Trong đó Vạn Thịnh Phát là cổ đông đầu tư số vốn điều lệ lên đến 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm dự án này vẫn chưa được xây dựng.
Dự án nằm trên một khu đất bồi thuộc phường Phú Thuận. Phía Đông và Nam giáp sông Nhà Bè, phía Tây giáp đường Đào Trí, phía Bắc giáp sông Sài Gòn.
. |
Tại lễ công bố phát triển dự án, 3 nhà đầu tư cho biết, sẽ biến dự án thành nơi hội tụ của những nét kiến trúc độc đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá phổi xanh” hòa quyện vào không gian sông nước sinh thái lý tưởng, với vị trí nằm ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Đặc biệt, các chủ đầu tư sẽ quy hoạch dự án thành hai khu chức năng chính là khu chức năng công viên (82,1 ha) và khu chức năng ở đô thị (35,7 ha).
Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu với cái bắt tay này thì Dự án có được xây dựng sau 6 năm bất động? Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sảnTP.HCM, với sự góp mặt của hai nhà đầu tư ngoại rất uy tín này, Dự án sẽ có nhiều cơ hội được phát triển.
Trong đó, Vạn Thịnh Phát là một tập đoàn gia tộc của họ Trương, được thành lập năm 1992, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Đến nay, Vạn Thịnh Phát đã lần lượt khai trương nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ, tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao, trong đó có hai công trình lớn là Khách sạn thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Ngoài ra, Công ty còn triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng du lịch. Trong đó, khách sạn 6 sao The Reverie với 286 phòng của Vạn Thịnh Phát là khách sạn 6 sao duy nhất tại TP.HCM, với nội thất được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu sang trọng.
Năm 2016, tập đoàn này làm thị trường bất động sản tỉnh Long An dậy sóng khi thâu tóm quỹ đất lớn của tỉnh, với tổng số hồ sơ dự án nhà đầu tư này đã nộp là 65 hồ sơ trên tổng diện tích 3.746 ha.
Còn Công ty Pavilion Group là một nhà phát triển bất động sản có trụ sở chính tại Malaysia, với các dự án quy mô lớn và có quyền sở hữu lâu dài tại Malaysia và Trung Quốc.
Cũng đến từ Malaysia, Tập đoàn Genting Group được liên kết bởi 4 công ty khác nhau là Genting Berhad và các công ty thành viên của Genting Malaysia Berhad, Genting đồn điền Berhad, Genting Singapore Plc và Genting Hồng Kông.
Tập đoàn này có 41 năm kinh nghiệm trong việc phát triển, vận hành và tiếp thị các sòng bạc và khu nghỉ mát tích hợp tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Australia, Malaysia, Philippines, Singapore và Vương quốc Anh. Genting Group từng được bình chọn là tập đoàn hàng đầu của Malaysia, vốn hóa thị trường của tập đoàn này công bố tháng 2/2016 lên tới 24 tỷ USD.
Được biết, đây là lần đầu tiên, hai nhà đầu tư trên phát triển dự án tại Việt Nam, dù trước đó vào năm 2010, Genting quyết định đầu tư dự án 4 tỷ USD vào khu Nam Hội An, nhưng rồi tới tháng 9/2012 họ quyết định rút khỏi dự án.
Đại diện UBND TP.HCM cho biết, với cái bắt tay này của 3 nhà đầu tư lớn, Thành phố tin tưởng sẽ là hướng đi tốt cho dự án phát triển.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng