Dội bom điện thoại, lập trang web bán hàng lập lờ, tổ chức hội thảo hoành tráng… Những chiêu bắt khách của các cò nhà đất đang tạo ra ma trận thông tin bất động sản mà nếu không cẩn thận, các chủ đầu tư dự án sẽ phải gánh chịu rủi ro vì mất niềm tin của khách hàng.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Thời gian này, người dùng facebook quan tâm đến thị trường bất động sản liên tục được chứng kiến sự “ra đời” của các thiên tài marketing địa ốc như họ tự nhận. Các thiên tài này đứng ra mở lớp, chiêu sinh với những lời quảng cáo cực sốc, kiểu như “bí quyết thành công tuyệt đỉnh”, “trở thành triệu phú đô la chỉ sau 1 năm… chạm vào bất động sản”…
Các video clip chiếu lại hình ảnh lớp học hoành tráng, “giảng viên” xuất hiện như những minh tinh màn bạc kể lại câu chuyện đời éo le… ngày xưa và sự giàu có huy hoàng ngày nay. Ở dưới, học viên vỗ tay rào rào, thậm chí hú hét y như những “hội thảo” bán hàng đa cấp đang nhan nhản mọc lên.
Thực tế, các lớp học dạng này cũng là một hình thức đa cấp, bởi sau một vài buổi dạo đầu, diễn giả và cũng có thể là một vài “học viên” cò mồi bắt đầu lân la rỉ tai rủ rê những người khác góp vốn chung nhau mua vài suất “ưu đãi” ở dự án này dự án khác…
Những "lớp học" trên rất cần được các cơ quan chức năng chú ý bởi nguy cơ gây bất ổn tiềm ẩn của nó. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của “làn sóng ngầm” rao bán bất động sản bằng cách rỉ tai hoặc qua các mạng xã hội, điều mà ngay cả các chủ đầu tư cũng khó có thể kiểm soát được.
Một trong những ví dụ điển hình cho câu chuyện này phải nhắc đến câu chuyện mua lại dự án Thanh Hà Cienco 5 (Hà Đông, Hà Nội) của Tập đoàn Mường Thanh trong thời gian vừa qua.
Ngay từ thời điểm bắt đầu xuất hiện thông tin doanh nghiệp của đại gia Lê Thanh Thản mua lại dự án này thông qua việc chi 1.500 tỷ đồng để sở hữu 95% cổ phần Công ty Cienco 5 Land, chủ đầu tư dự án được công khai hồi giữa tháng 4/2016, hàng loạt sàn giao dịch lớn nhỏ nhảy vào ôm hàng và quảng cáo chào bán rầm rộ dự án trên mạng.
Vào thời điểm đó, theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, dù còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong câu chuyện mua lại Cienco 5 Land, đồng thời chủ đầu tư còn chưa công bố chính thức thời điểm mở bán và giá bán, nhưng những thông tin chi tiết về dự án này đã được cập nhật đầy đủ trên rất nhiều trang mạng khác nhau, từ website đến facebook và thậm chí còn được cập nhật liên tục qua kênh email-marketing.
Những thông tin này sau đó lan truyền chóng mặt qua các trang mạng xã hội và đã gây sốt đến nỗi không ít người tin là thật. Rất nhiều người vào thời điểm đó liên tục tìm đến người viết để hỏi han về thông tin chào bán mua giá nhà. Tuy nhiên, sau đó, khá nhiều người biết mình suýt bị lừa khi những thông tin đăng tải trên các trang mạng này không chính xác, đặc biệt việc giá bán liên tục thay đổi.
Có thời điểm, theo khảo sát của phóng viên, chỉ sau vài ngày có thông tin ra thị trường, mức chênh lệch đã lên tới khoảng 90 - 100 triệu đồng với một nền đất liền kề có diện tích nhỏ. Còn muốn vị trí đẹp và lô diện tích lớn hơn, thì mức tiền chênh lên đến 300 triệu đồng.
Câu chuyện về dự án của đại gia Thanh Thản chỉ là một trong số ít những câu chuyện “ma trận” thông tin phi chính thống trên thị trường bất động sản vào thời điểm hiện tại. Khảo sát của Đầu tư Bất động sản cho thấy, hầu như dự án nào sắp mở bán và đang mở bán, thông tin trên các kênh truyền thống phi chính thống cũng chiếm thế thượng phong.
Ngay kể cả với nhiều dự án dán mác “cao cấp” như Alphanam Luxury Department của Alphanam, Rivera Park của Long Giang Land, hay dự án đất nền Phú Lương được Hải Phát mở bán sau khi bỏ ra 700 tỷ đồng thâu tóm…, thông tin trên các diễn đàn mạng cũng trở nên loạn xà ngầu. Thậm chí, không ít trang web rao bán dự án “y như” của chủ đầu tư hoặc sàn môi giới phân phối chính thức cũng được lập nên, sau một hồi hỏi han hóa ra đều của các cò giăng bẫy để bắt những ai lớ ngớ.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, một chuyên gia về marketing trong lĩnh vực này cho rằng, không thể phủ nhận những tác động ngay tức thời của mạng xã hội, của tin nhắn điện thoại đến doanh số, nhưng xu hướng này đang phát triển đến mức độ mất kiểm soát.
Điều này cũng không quá khó hiểu khi vào thời điểm thị trường bất động sản cạnh tranh khốc liệt, hàng loạt các dự án được các doanh nghiệp bung ra ngoài thị trường, thì việc cứ “chốt” được 1 khách là đã đi được 1/100 con đường, chốt được 10 là 1/10 quãng đường, và chốt được 100 khách là dự án gần như đã thành công về mặt doanh thu rồi.
Tuy nhiên, những hoạt động phi chính thống như vậy sẽ mang lại rủi ro lớn trong dài hạn cho chủ đầu tư dự án. Do đặc thù của tính phi chính thống, có thể dẫn đến thông tin sai lệch, thiếu chính xác, không rõ ràng, và dần dần dẫn tới một hệ quả là người mua mất niềm tin vào chính dự án đó, mất niềm tin vào chính các chủ đầu tư đó trong tương lai.
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị