Đang có biểu hiện tăng giá nhà trên thị trường, do tác động của các nhà đầu tư thứ cấp...
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, sự lệch pha về cung - cầu nhà ở ngày càng tăng và sâu hơn.
Tại buổi làm việc với đại diện các doanh nghiệp bất động sản chiều 12/8, ngoài những thông tin về tình hình thị trường bất động sản 7 tháng đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã nhấn mạnh đến một số nghịch lý của thị trường.
Ông cho hay, trong thời gian gần đây, Chính phủ cũng như cá nhân Thủ tướng, các phó thủ tướng đều “rất quan tâm đến thị trường bất động sản”, thể hiện bằng việc “phiên họp nào cũng nhắc phải kiểm soát tốt thị trường quan trọng này”.
Các bộ ngành có liên quan cũng đã để mắt, quan tâm hơn tới những động thái của các chủ thể trên thị trường.
Đánh giá tổng quan thị trường trong 7 tháng qua, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, “thị trường vẫn tiếp tục xu hướng ổn định, có tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước”.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện những câu hỏi, đại loại như: thị trường có dấu hiệu khủng hoảng chưa, có xảy ra bong bóng không…
Trước hàng chục doanh nghiệp bất động sản, ông Phạm Hồng Hà khẳng định, những băn khoăn trên chưa đến mức phải quan ngại, nhưng thực tế thị trường đang hiện hữu một số điểm, có thể dẫn tới rủi ro.
Trước hết là sự lệch pha về cung - cầu nhà ở ngày càng tăng và sâu hơn. Tại nhiều địa phương, thành phố lớn trên cả nước, cung về nhà ở cao cấp, biệt thự, khách sạn đang cao hơn hẳn nguồn cung nhà ở bình dân, nhà ở xã hội. Trong khi nhu cầu của đại đa số người dân lại là nhà ở mức trung bình, nhưng nhà lại ngày càng thiếu.
“Có ý kiến cho rằng, nếu thực hiện hết các dự án cao cấp thì đến giữa 2017 có thể đạt điểm cân bằng hoặc vượt cầu”, Bộ trưởng nói.
Lưu ý thứ hai, theo Bộ trưởng cần phải lưu tâm, chính là tốc độ tăng về tín dụng cho và câu chuyện “ai vay - ai không”.
Ông nói, nếu đánh giá theo thông lệ quốc tế thì tín dụng bất động sản vẫn đang trong dưới hạn an toàn, tức vẫn dưới 8%. Nhưng có một điểm cần chú ý, đó là phần lớn tín dụng chỉ tập trung vào các dự án cao cấp, hoặc một số nhà đầu tư có tên tuổi.
Chính điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tất cả các bên, nếu không kiểm soát tốt các dự án cho vay cũng như khả năng cung - cầu sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, tới đây, các chủ đầu tư cần chú ý tới khả năng thắt chặt tín dụng bất động sản của ngân hàng.
Lưu ý thứ ba được người đứng đầu Bộ Xây dựng đề cập là việc đang có biểu hiện tăng giá nhà trên thị trường, do tác động của các nhà đầu tư thứ cấp. Một số dự án đã tăng giá từ 3 - 7%, thậm chí có dự án khách mua vẫn phải trả tiền chênh hàng trăm triệu.
“Đúng là có hiện tượng đầu cơ nhà đất, nhưng chưa phổ biến vì chỉ xảy ra cục bộ tại một số dự án”, ông nói.
Khép lại phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, hiện Bộ Xây dựng đã soạn thảo đề án quản lý thị trường bất động sản, chuẩn bị báo cáo Chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến 6 giải pháp, trong đó có việc phải minh bạch hơn nữa thông tin về thị trường, phát triển thị trường vốn, tăng cường thanh kiểm tra các dự án, phát triển nhà ở xã hội…
Ngoài ra, người đứng đầu ngành xây dựng cũng lưu ý các doanh nghiệp bất động sản, nếu có bất kỳ khúc mắc hay trở ngại gì, nên gửi thư điện tử trực tiếp đến đích thân Bộ trưởng, bởi như thế “chắc chắn sẽ xử lý nhanh hơn là gửi lòng vòng”.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng