Mua hay chờ đợi đang là tâm lý giằng co của nhiều người muốn sở hữu nhà ở trong bối cảnh thị trường bất động sản "nhập nhằng" như hiện nay.
Mặt bằng giá BĐS hiện nay đang ở mức cao do quá trình đầu cơ dài hạn từ những lần sốt giá trước đây, vì vậy, để thị trường BĐS có thể giao dịch bình thường trở lại, điều kiện trước hết là phải có mặt bằng giá thấp hơn.
Câu hỏi giá bất động sản đã chạm đáy chưa, đang được người tiêu dùng, DN và các chuyên gia đưa ra câu trả lời trái chiều. Nếu như giới đầu cơ, chủ đầu tư cho rằng giá nhà đất đã giảm chạm đáy rồi, còn người tiêu dùng thì cho rằng chưa chạm đáy, vẫn nghe ngóng, chờ đợi, sợ bị thổi giá để móc túi… thì phía các chuyên gia cũng có những lý lẽ không giống nhau.
“Cuộc chiến” giằng co giá giữa DN và khách hàng chưa có hồi kết, và DN có vẻ "nhún nhường" hơn vào thời điểm hiện nay.
Bằng chứng là thời gian gần đây thị trường BĐS ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức khuyến mãi ồ ạt như mua bất động sản được trúng ô tô, ti vi, hỗ trợ vay vốn... Thông thường, chủ đầu tư không muốn giảm giá trực tiếp mà họ hay lựa chọn hình thức gián tiếp bởi họ không muốn gây ảnh hưởng đến những khách hàng mua đã mua trước đó. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư hiện “nhún nhường” hơn khi áp dụng chiến lược giảm giá họ cũng cam kết giảm cho cả các khách hàng mua trước vì vậy, phần thua thiệt của các chủ đầu tư là rất lớn.
Nhiều trung tâm môi giới tại các dự án hoạt động cầm chừng |
Anh Ngọc Tuấn, một người tiêu dùng đang có nhu cầu mua nhà thực sự để ở từ đầu năm, nhưng thấy thông tin thị trường bất động sản còn có thể giảm nữa nên anh vẫn kiên nhẫn quan sát diễn biến thị trường, chờ giá giảm sâu hơn mới mua.
Cứ mỗi tháng anh lại bỏ 1 ngày đi khảo sát thực tế tại các khu dự án phía Tây Dương Nội, Văn Phú, Xa La… Hay những dự án chung cư nào công bố khai trương, mở bán là anh tìm đến hỏi giá cả tham khảo, thậm chí cả những bạn bè quen biết. Vì tâm lý sợ bị “thổi giá” móc túi tiền của anh, nên hiện anh Tuấn vẫn “lừng khừng” ôm tiền theo dõi diễn biến của thị trường, và chưa quyết định mua nhà ở dự án nào... mà vẫn chờ hy vọng giá sẽ giảm sâu nữa.
Một vị đại diện giới chủ đầu tư, Công ty đầu tư xây dựng nhà Hà Nội cho rằng, mọi hàng hóa đều tuân theo quy luật của thị trường, khi chiếc phao cứu sinh duy nhất là ngân hàng không thể tiếp cận được thì chủ đầu tư không có cách nào khác là phải tự cứu mình.
Vì vậy để kích cầu, các chủ đầu tư đã áp dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau sao cho giá bán giảm xuống. Xu hướng từ nay đến cuối năm, thị trường BĐS sẽ ngày càng có nhiều những sản phẩm khuyến mãi giảm giá và sự thua thiệt của chủ đầu tư sẽ ngày càng rõ ràng hơn.
Còn Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ nhìn nhận bất động sản là hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn, nếu như khách hàng cứ giữ tâm lý chờ đợi giá giảm nữa rồi mới mua là hết sức sai lầm. Bởi, vị trí BĐS luôn là yếu tố để quyết định giá bán. Nếu mua trong lúc này, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn vị trí, hướng nhà... đẹp và giá rẻ. Trong khi, nếu chờ đợi giá sẽ giảm nhưng những vị trí đẹp sẽ không còn…
Trong trường hợp khi thị trường tốt lên, những căn hộ, mảng đất thuộc dự án có vị trí đẹp, hướng đẹp sẽ tăng nhanh còn những căn nhà vị trí xấu sẽ thực sự khó bán và khó tăng giá. Như vậy, việc chờ thị trường giảm nữa không hẳn hiệu quả.
Tâm lý người tiêu dùng sợ lại bị thổi giá, móc túi nên cứ chờ đợi giá giảm, khiến nhiều dự án rơi vào cảnh xây xong bỏ hoang |
Ông Võ còn cho rằng, dư luận thời gian qua cứ bàn tán BĐS sập tới nơi hay đại hạ giá, nhưng phần lớn là nói quá lên. Mặt bằng giá BĐS hiện nay đang ở mức cao do quá trình đầu cơ dài hạn từ những lần sốt giá trước đây, vì vậy, để thị trường BĐS có thể giao dịch bình thường trở lại, điều kiện trước hết là phải có mặt bằng giá thấp hơn.
BĐS ở vị trí thuận lợi, đủ cho một không gian sống thỏa mãn, mức độ tiện lợi gắn với hạ tầng xã hội, phong thủy sẽ quyết định ham muốn sở hữu BĐS hơn là vấn đề giá. Nếu đi buôn thì câu chuyện giá sẽ được đặt lên hàng đầu, còn với nhu cầu tiêu dùng thì đây là lúc lựa chọn những nơi thích hợp.
Việc giảm giá được điều tiết ở điều kiện thị trường bình thường là điều tốt, vì người tiêu dùng trước đây nghĩ lại mình bị chủ đầu tư, giới đầu cơ “thổi giá” móc túi quá nhiều, thậm chí gấp đôi gấp bốn lần so với thời điểm hiện nay mà cùng vị trí lô đất, dự án đó… nên giờ không dại gì mà mua vào thời điểm này, và nhiều người tiêu dùng cho rằng cứ để cho giảm giá đến thời điểm nào họ chấp nhận được thì mới mua.
Ngoài tâm lý chờ đợi, người tiêu dùng sợ bị móc túi một lần nữa, thì tất nhiên có cả tác động của khủng hoảng, dòng tiền bị thắt chặt, nhưng dù sao nó cũng là sự tự điều chỉnh của thị trường. Giảm giá là có lợi cho người tiêu dùng, cũng là dịp để các nhà đầu tư BĐS phải nhìn lại, thiết lập lại chính sách, cơ cấu sản phẩm đúng với nhu cầu của thị trường.
(Theo Infonet)
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018