Xác định rõ khả năng tài chính, tìm hiểu kỹ thông tin về dự án, kiểm tra kĩ hợp đồng mua bán nhà... là những bước không thể bỏ qua khi chọn một chốn an cư, đặc biệt là các dự án chung cư giá rẻ
Hiện nay, nguồn cung căn hộ giá rẻ trên thị trường đang bị co hẹp. Trong khi nguồn cung cũ cạn kiệt thì nguồn cung mới lại khá khiêm tốn. Chính vì vậy, hầu hết các dự án mới ra hàng dù đẹp hay xấu cũng quảng cáo với những lời hoa mỹ "sốt hàng", "cháy hàng", "bán đợt cuối"... Đứng trước những thông tin như vậy, lời khuyên cho khách hàng là cần hết sức tỉnh táo, lựa chọn thật kỹ càng.
Đầu tiên với những căn hộ trả góp thì việc dự trù khoản tài chính là hết sức quan trọng. Chúng ta cần nhận định rõ nguồn tài chính của mình để lên kế hoạch mua một căn chung cư hợp với túi tiền. Hãy xem xét ngoài nguồn tài chính mà chúng ta có như tiền tiết kiệm, thu nhập hàng tháng, hỗ trợ của người thân… là bao nhiêu.
Đối với những căn hộ mua trả góp, các chuyên gia tài chính khuyên rằng chúng ta cần xác định số tiền lãi và tiền gốc phải trả hàng tháng sau khi mua nhà trả góp là bao nhiêu để chuẩn bị tài chính cho phù hợp. Thông thường, không nên vay quá 50% giá trị căn hộ để đảm bảo sự cân bằng chi tiêu hàng tháng. Nếu tiền vay xấp xỉ 50% giá trị căn hộ và thu nhập hàng tháng của chúng ta ổn định thì việc mua chung cư trả góp là khả thi, chúng ta hoàn toàn làm chủ được các yêu cầu trong hợp đồng mua bán.
Sau khi đã định giá được tài chính bao nhiêu, chúng ta cần xem xét dự án bao gồm vị trí, chất lượng cho đến thiết kế. Một điều vô cùng quan trọng khi lựa chọn một căn nhà đó là vị trí. Dự án nhà giá rẻ đó nằm ở khu vực nào, có nằm cách xa trung tâm quá hay không và mật độ xây dựng tại khu chung cư đó thế nào. Không thể vì tham rẻ mà chúng ta chấp nhận mua căn hộ chung cư cách xa cả mấy chục km khiến việc đi lại vô cùng khó khăn và phát sinh nhiều chi phí. Khi đó mua chung cư giá rẻ nhưng cộng với chi phí phát sinh hàng tháng thì lại hóa đắt.
Sau khi đã lựa chọn được dự án, chúng ta cần đánh giá năng lực của chủ đầu tư. Mua căn hộ chung cư trả góp nhất định chúng ta phải tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư bằng những dự án mà chủ đầu tư này đã từng thực hiện. Tiến độ giao nhà, chất lượng công trình nhà ở, hay đánh giá của khách hàng đã từng ở những căn hộ chung cư mà chủ đầu tư này xây dựng...Nếu là chủ đầu tư mới, cần xem xét tìm hiểu thật kỹ về thông tin doanh nghiệp ngày.
Tiếp đến là kiểm tra tính pháp lý của dự án bao gồm giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như thuế đất…Cẩn thận hơn, chúng ta cần tìm hiểu căn hộ đó chưa bán cho một người nào khác, không bị cầm cố hoặc dự án đó đang trong diện phải đền bù, giải tỏa. Những thông tin liên quan đến pháp lý dự án chúng ta có thể yêu cầu chủ đầu tư công khai hoặc đến cơ quan chức năng nơi dự án tọa lạc để thẩm định thông tin.
Sau khi đã hoàn thiện các khâu pháp lý, việc cần thiết là xem vị trí, thiết kế căn hộ dự định sẽ mua. Về vị trí, nên tránh những căn nhà hướng Tây bởi hướng này sẽ rất nóng vào mùa hè, hướng Đông Nam sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tốt nhất tránh những căn hộ tầng quá cao vì thường chung cư giá rẻ sẽ có mật độ dân số ở cao, số lượng thang máy cũng ít hơn do đó các căn hộ ở tầng cao thời gian chờ đợi thang máy cũng mất nhiều hơn.
Đối với những căn hộ chung cư giá rẻ thường có diện tích khá khiêm tốn với khoảng từ 45-75m2. Vì thế, chúng ta cần phải hết sức chú ý đến việc bố trí các phòng trong căn hộ. Thêm vào nữa, căn phòng có được thiết kế để ánh sáng tự nhiên có thể vào hay không. Một căn hộ ít ánh sáng sẽ khiến không gian bí bách và càng trở nên chật hẹp hơn.
Yếu tố phong thủy cũng là một điều chúng ta không nên bỏ qua. Những căn hộ chung cư giá rẻ thường nằm ở những vị trí xấu, do đó chúng ta cũng cần tránh mua căn hộ ở những chung cư có nền đất khu vực yếu, quá khứ có từng là bãi tha ma, nghĩa trang di dời, gần bệnh viện truyền nhiễm, cuối nguồn sông nước thải....Nên chọn những căn hộ có hình dạng vuông vức, tránh những căn méo mó hoặc bị khuyết những góc quá lớn.
Cuối cùng là kiểm tra hợp đồng mua bán nhà. Với chung cư đã đi vào hoạt động và sử dụng thì cần hỏi trực tiếp những hộ dân đang sinh sống tại đó về giá cả, chi phí và chất lượng căn hộ đang ở. Với những dự án còn đang thi công, chúng ta cần phải cần có một phụ lục kèm theo hợp đồng với chủ đầu tư để cam kết về chất lượng, không có phát sinh chi phí, đảm bảo về các tiện ích, thời gian hoàn thành, bàn giao nhà…
Phần quy định về quyền lợi và nghĩa vụ, chúng ta cần xem xét kỹ hợp đồng mua bán, trong đó cần ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, đặc biệt chú ý tới bên mua. Cần tìm hiểu rõ ràng phí quản lý chung cư, các điều khoản về quản lý và sử dụng chung cư, đơn vị quản lý, diện tích chung riêng…tránh trường hợp xảy ra mâu thuẫn về sau.
Theo Trí thức trẻ
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018