CafeLand – Việc công chứng các hợp đồng, giao dịch bất động sản giúp cho các bên tham gia chứng minh pháp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phòng ngừa những tranh chấp, rủi ro, vi phạm pháp luật.
Theo Luật công chứng, các văn bản, hợp đồng công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Sau đây là các loại hợp đồng trong giao dịch bất động sản phổ biến bắt buộc phải công chứng:
1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp mua bán mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư. (Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 450 Bộ Luật Dân sự 2005)
2. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản. (Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013)
3. Hợp đồng cho tặng nhà ở hoặc bất động sản khác phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực. Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. (Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459 Bộ Bộ Luật Dân sự 2015, khoản 1 Điều 467 Bộ Bộ Luật Dân sự 2005)
4. Hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
5. Hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
7. Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá (Theo khoản 5 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2005)
8. Hợp đồng bảo lãnh (Theo Điều 362 Bộ Luật Dân sự 2005)
9. Hợp đồng thế chấp tài sản (Theo Điều 343 Bộ Luật Dân sự 2005)
10. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013)
Hợp đồng được công chứng là hợp đồng đã được các công chứng viên xác nhận, an toàn hơn nhiều so với các hợp đồng không được công chứng. Do đó, cần phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, để khi có xảy ra những tranh chấp hoặc kiện tụng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bạn có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh những thủ tục phiền hà, rắc rối khác.
Các bản tin khác
- Bất động sản 2018: Nhà ở tiếp tục là tâm điểm
- Tín dụng siết chặt, lối ra nào cho doanh nghiệp địa ốc?
- Cuộc đua "xanh" của các chủ đầu tư địa ốc
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng năm 2018 trong mắt chuyên gia
- Tỷ USD vốn ngoại chờ đổ vào bất động sản Việt Nam
- Cũng là lễ hội hoa, nhưng Bà Nà đã làm thế này mới ra chất
- Cuối năm, cùng dọn dẹp nhà cửa để đón vượng khí, cho năm mới phát tài phát lộc
- Lăng Cô và Hội An sẽ trở thành thị trường cạnh tranh tương hỗ với BĐS Đà Nẵng trong tương lai gần
- “Làn sóng” nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đổ bộ Đà Nẵng
- Sun World Ba Na Hills được Sở Du lịch Đà Nẵng vinh danh
- Cần khung pháp lý cho condotel
- Nguồn vốn tín dụng địa ốc đang hướng tới sức cầu
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ
- Đà Nẵng vào top 10 nơi đáng sống trên thế giới
- Nhiều nơi đã cấp phép xây dựng condotel theo hình thức căn hộ lưu trú
- Tâm Villa: Điểm nhấn kiến trúc nghỉ dưỡng ấn tượng tại Golden Hills
- Đón “mùa vàng” M&A bất động sản
- Đà Nẵng "thay áo mới" đón Tết
- Bất động sản chiếm vị trí thứ 3 trong dòng vốn đầu tư ngoại
- Kết nối đường giao thông với các khu đô thị, cao ốc