Vốn FDI đăng ký vào bất động sản 9 tháng đầu năm nay khoảng 1 tỷ USD. Trên thực tế, số vốn FDI vào bất động sản lớn hơn nhiều khi nhà đầu tư nước ngoài liên doanh hoặc mua lại các dự án đã được cấp phép tại Việt Nam.
Mirae Asset cùng với AON BNG đã chi 400 tỷ won (tương đương 350 triệu USD) để thâu tóm Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) |
Mặc dù trong 9 tháng qua, cơ quan chức năng không ghi nhận các dự án bất động sản điều chỉnh vốn đầu tư, tuy nhiên, nguồn vốn thực tế vào lĩnh vực này lớn hơn nhiều nếu tính số dự án mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện liên doanh đầu tư cùng nhà đầu tư trong nước hoặc “mua đứt” cả dự án.
Mới đây nhất, Công ty TNHH Kajima Overseas Asia (Nhật Bản) đã quyết định chi khoảng 500 triệu USD cùng Indochina Capital thành lập liên doanh Indochina Kajima Development (ICC-Kajima) (tỷ lệ vốn góp 50: 50) để đầu tư vào thị trườngbất động sản Việt Nam trong 10 năm tới. Việc Kajima liên doanh với Indochina Capital được xem là bước đi tiếp theo của nhà đầu tư này trong kế hoạch mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản - xây dựng Việt Nam. Đơn vị này chưa thực hiện dự án bất động sản nào tại Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư, do đó, Kajima đã lựa chọn Indochina Capital - một quỹ đầu tư đã có kinh nghiệm gần 20 năm tại thị trường Việt Nam để cùng phát triển các dự án mới.
Trước đó, một nhà đầu tư Nhật Bản khác là Tập đoàn Mitsubishi cũng quyết định bỏ ra 290 triệu USD để cùng Tập đoàn Bitexco thành lập liên doanh để phát triển nhà ở tại Dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội). Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên, Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh cùng phát triển 240 căn hộ thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng với 1.036 căn hộ.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2016, thị trường bất động sản đã đón nhận một lượng vốn FDI lớn của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… qua hoạt động mua bán, chuyển nhượng và liên doanh, liên kết. Cụ thể, theo thống kê của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Vietnam), thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) bất động sản tiếp tục diễn ra sôi động với giá trị giao dịch duy trì ở mức cao và hoạt động đầu tư diễn ra đa dạng.
Thương vụ M&A được giới đầu tư nhắc đến nhiều nhất và có giá trị lớn nhất kể từ đầu năm 2016 đến nay là việc Công ty chứng khoán Mirae Asset (Hàn Quốc) phối hợp cùng với Tập đoàn AON BNG chi 400 tỷ won (tương đương 350 triệu USD) để thâu tóm Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm).
Tiếp đó là các thương vụ có giá trị “khủng” như: Tập đoàn Mapletree (Singapore) mua lại Tòa nhà Kumho Asiana Plaza (quận 1, TP.HCM) với giá 215 triệu USD; Keppel Land nhận chuyển nhượng 40% Dự án Empire City (quận 2, TP.HCM); Quỹ đầu tư Frasers Centrepoint Limited (Singapore) mua 70% cổ phần trong Dự án G Homes (quận 2, TP.HCM) từ Tập đoàn An Dương Thảo Điền…
Nhận định về xu hướng dòng vốn FDI vào bất động sản Việt Nam, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tâm điểm đến Việt Nam. Bằng hình thức M&A hoặc liên doanh liên kết, các nhà đầu tư đang cố gắng để có được chỗ đứng trên thị trường. Nhiều giao dịch hiện đã được tiến hành ký kết mà dẫn đầu là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, tiếp đến là nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc...
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Soho Việt Nam, người thực hiện môi giới cho nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn thời gian qua cho rằng, trong điều kiện quỹ đất phát triển dự án ngày một thu hẹp và việc giải phóng mặt bằng các dự án mới chịu sự điều chỉnh của hàng loạt quy định mới theo hướng có lợi cho người được đền bù, việc lựa chọn liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư bản địa để tận dụng kinh nghiệm và quỹ đất “sạch” từ đối tác ngày càng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn.
“Xu hướng này chắc chắn sẽ còn sôi động hơn nữa, khi Chính phủ đang xem xét cho phép nhà đầu tư có thể mua bán, chuyển nhượng một phần dự án bất động sản ngay sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư”, ông Cần nhận định.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ