Kể từ hôm nay (1-6), các ngân hàng thương mại (NHTM) chính thức thực hiện Thông tư 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo quy định này, tất cả các món vay trên từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần giải ngân đều phải sử dụng các thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Khách hàng chỉ được vay thanh toán bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng là tổ chức, cá nhân với số tiền dưới 100 triệu đồng cho một lần giải ngân. Nói một cách khác, các ngân hàng sẽ không giải ngân bằng tiền mặt cho những món vay từ 100 triệu đồng trở lên trừ những trường hợp cụ thể.
Thông tư 09 nêu rõ, đối tượng được giải ngân bằng tiền mặt là người vay vốn dùng để thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán, trả lương cho người lao động và bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Ngoài ra, khi vay vốn, khách hàng được chuyển tiền vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán cho các mục đích mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng vay.
Đối tượng áp dụng lần này là khách hàng vay vốn, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay được quy định. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của ngân hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Khách hàng vay chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho các ngân hàng.
Có thể nói, đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35-40%, triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng hơn 200 triệu giao dịch/năm. Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. TTKDTM giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi trường pháp lý quan trọng hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân dân vào các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Đẩy mạnh TTKDTM là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chính phủ và NHNN. Trao đổi về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nêu rõ, để đạt mục tiêu đẩy mạnh TTKDTM, đòi hỏi sự cố gắng của mọi tầng lớp xã hội, hay nói cách khác phải thay đổi được tập quán của người dân, dĩ nhiên trong đó NHNN có vai trò quan trọng, trong thể lệ tín dụng mới, NHNN sẽ quy định cụ thể bằng văn bản về quy định giải ngân bằng tiền mặt, góp phần hạn chế tiền mặt trong nền kinh tế. Một chương trình lớn của hệ thống ngân hàng trong nhiệm kỳ này là tạo bước tiến mạnh mẽ trong phát triển TTKDTM.
Văn Khoa
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Đầu tư BĐS nhà xưởng và kho chứa: Hướng đi tiềm năng
- Tách thửa: Lại rối chuyện tính thuế
- Đua ưu đãi kích cầu
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Còn nhiều bất cập trong việc hoạch định chính sách
- Tổng rà soát toàn bộ đất quận Liên Chiểu
- Muốn cho thuê nhà phải lập doanh nghiệp!
- Cảnh giác với những chiêu lừa kiểu mới
- Nhà 1 tỷ đồng đua giảm giá kích cầu
- Đà Nẵng cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất vào sổ đỏ
- Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận các quyền về nhà, đất
- Căn hộ nhỏ giúp "cò đất" kiếm bộn tiền
- Không bố trí tái định cư đối với đất nông nghiệp bị thu hồi
- Đâu khó… có thừa phát lại
- Giá đất tái định cư dự án Ven sông từ Bảo tàng Điêu khắc Chăm đến Công ty Sông Thu
- Nhà đầu tư ngoại âm thầm săn bất động sản Việt
- VỀ TRÀ BUI
- Đòi chia nhà với con sau 20 năm đi biệt
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Khi nào thị trường BĐS tăng và “nổ”?