Kể từ hôm nay (1-6), các ngân hàng thương mại (NHTM) chính thức thực hiện Thông tư 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo quy định này, tất cả các món vay trên từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần giải ngân đều phải sử dụng các thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Khách hàng chỉ được vay thanh toán bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng là tổ chức, cá nhân với số tiền dưới 100 triệu đồng cho một lần giải ngân. Nói một cách khác, các ngân hàng sẽ không giải ngân bằng tiền mặt cho những món vay từ 100 triệu đồng trở lên trừ những trường hợp cụ thể.
Thông tư 09 nêu rõ, đối tượng được giải ngân bằng tiền mặt là người vay vốn dùng để thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán, trả lương cho người lao động và bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Ngoài ra, khi vay vốn, khách hàng được chuyển tiền vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán cho các mục đích mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng vay.
Đối tượng áp dụng lần này là khách hàng vay vốn, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay được quy định. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của ngân hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Khách hàng vay chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho các ngân hàng.
Có thể nói, đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35-40%, triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng hơn 200 triệu giao dịch/năm. Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. TTKDTM giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi trường pháp lý quan trọng hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân dân vào các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Đẩy mạnh TTKDTM là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chính phủ và NHNN. Trao đổi về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nêu rõ, để đạt mục tiêu đẩy mạnh TTKDTM, đòi hỏi sự cố gắng của mọi tầng lớp xã hội, hay nói cách khác phải thay đổi được tập quán của người dân, dĩ nhiên trong đó NHNN có vai trò quan trọng, trong thể lệ tín dụng mới, NHNN sẽ quy định cụ thể bằng văn bản về quy định giải ngân bằng tiền mặt, góp phần hạn chế tiền mặt trong nền kinh tế. Một chương trình lớn của hệ thống ngân hàng trong nhiệm kỳ này là tạo bước tiến mạnh mẽ trong phát triển TTKDTM.
Văn Khoa
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)