Thị trường địa ốc đang chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của các doanh nghiệp nội, có tiềm lực về tài chính....
Dự báo hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào những yếu tố đổi mới tích cực của chính sách về thị trường bất động sản. |
Cụ thể, các doanh nghiệp nội này không bị động ngồi chờ mà đã chủ động tìm kiếm dự án, quỹ đất để phát triển. Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp này đã vươn dài cánh tay để thâu tóm những siêu dự án của doanh nghiệp ngoại. Xu hướng này bùng nổ trong 2 năm trở lại đây.
Những thương vụ M&A đình đám
Báo cáo của Diễn đàn mua bán, sáp nhập (M&A) 2016 mới đây cho thấy, bất động sản tiếp tục là một trong số những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đây cũng là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh trong nước.
Nếu như trước đây, doanh nghiệp ngoại đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đua M&A dự án, thì trong năm 2016, doanh nghiệp nội đã chính thức lật ngược thế cờ quay lại thâu tóm các siêu dự án của doanh nghiệp ngoại.
Một thương vụ mới đây là Novaland chính thức nhận chuyển nhượng dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước rộng hơn 180 ha có tổng vốn đầu tư bán đầu là 250 triệu USD từ tay Deawoo. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã thâu tóm dự án Nam Rạch Chiếc rộng 30 ha của Vina Capital.
Thương vụ gây chú ý khác gần đây là Tập đoàn Rạng Đông thâu tóm tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao do tỷ phú Mỹ Larry Billbloom - ông chủ của Công ty chuyển phát nhanh DHL, xây dựng để làm dự án Ocean Dunes tại Phan Thiết, Bình Thuận.
Sau đó, tập đoàn này đã bắt tay với Công ty Cổ phần Green Real – một công ty đầu tư và môi giới địa ốc hàng đầu tại Tp.HCM để hợp tác đầu tư dự án.
Nhờ vậy dự án này đã chứng kiến bước chuyển mình khi ra mắt thị trường.
Công ty Green Real cho biết, chỉ sau một tháng mở bán thăm dò thị trường đã bán được hơn 300 nền biệt thự, góp phần làm sôi động thị trường bất động sản Phan Thiết. Trong tháng 10 này, Green Real sẽ chính thức đem dự án này bắc tiến.
Ocean Dunes là một tổ hợp biệt thự, nhà phố và khách sạn biển có quy mô lên tới 62 ha tại Trung tâm Phan Thiết, tổng mức đầu tư lên tới 2.600 tỷ đồng. Khi hoàn thiện dự án sẽ cung ứng ra thị trường 1.515 nhà phố, biệt thự hướng biển và khoảng 5.000 căn hộ cao cấp.
Dự án sở hữu vị trí đắc địa tại Trung tâm Phan Thiết - ngã tư 2 con đường đẹp nhất thành phố là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương, có 3 mặt được bao bọc bởi sân Golf 18 lỗ và đối diện khách sạn Novotel.
Trước đó, Tập đoàn BRG cũng đã thâu tóm sân golf Kings’ Island Golf Resort thuộc sở hữu của liên doanh giữa một nhà đầu tư Thái Lan với một doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp địa ốc chủ động tìm quỹ đất đẹp
Giới chuyên gia địa ốc cho hay, sự tăng trưởng nóng trong vài năm qua dẫn đến sự khan hiếm các vị trí đẹp tại các khu vực trung tâm, đặc biệt là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và một số khu du lịch như Phú Quốc, Nha Trang…
Do đó, các thương vụ chuyển nhượng sẽ tiếp tục diễn ra và người mua là những nhà đầu tư có tiềm lực và thực sự quyết tâm.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam, nhận định trong giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản giai đoạn 2009 - 2013, phần lớn bên bán là các chủ đầu tư trong nước gặp khó khăn về vốn và loay hoay tìm bài toán đầu ra.
Từ năm 2014, thị trường đã chứng kiến một xu hướng ngược lại. Chính các chủ đầu tư trong nước có tiềm lực mạnh về vốn đã chủ động tìm kiếm dự án, quỹ đất để phát triển...
Các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có thể nói đã đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Mặt khác, nhà đầu tư trong nước ngày càng được đánh giá cao bởi lợi thế là sự thông hiểu về thị trường, hệ thống hành lang pháp lý, danh mục các bất động sản đã được xác lập cùng tiềm lực về vốn và kinh nghiệm phát triển dự án được tích luỹ theo thời gian.
Đây cũng là một trong những thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua của ngành bất động sản Việt Nam. Chưa khi nào M&A địa ốc diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Tuy nhiên, thị trường đã bước qua giai đoạn mua lại dự án chủ yếu "găm đất” chờ thời thì nay việc săn quỹ đất, mua lại dự án nhằm mục tiêu phát triển dự án khá rõ ràng.
Dự báo hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào những yếu tố đổi mới tích cực của chính sách về thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại cũng đang đổ mạnh vào bất động sản, trong đó 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút 34 dự án cấp mới với tổng vốn 1 tỷ USD vào lĩnh vực này.
Theo VnEconomy
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng