-Vừa qua, một số Ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VNĐ ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ 0,3 - 0,5%. Có nhiều ý kiến lạc quan về tác động tích cực của động thái này đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khá thận trọng về ảnh hưởng của việc giảm lãi suất.
Sẽ kích thích thị trường, nếu trở thành xu hướng chung
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, nếu việc giảm lãi suất nói trên trở thành một xu hướng chung cho đến cuối năm thì có thể sẽ kéo lãi suất cho vay xuống. Khi đó, dĩ nhiên sẽ tác động tích cực đến bất động sản. Lãi suất cho vay giảm xuống ở mức độ 0,5% là đã tác động tích cực tới thị trường bất động sản, kích thích người mua nhà.
Một số ngân hàng có động thái giảm lãi suất, đây có thể là tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản |
Ông Hiếu phân tích, trong tín dụng bất động sản, lãi suất luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cũng chưa rõ nét việc giảm lãi suất huy động liệu có phải là một xu hướng chung hay không thì chưa thể biết được. Tại vì từ bây giờ đến cuối năm nhu cầu tín dụng tăng, có nghĩa rằng vốn huy động các ngân hàng cũng phải thu hút vào nhiều. Một cách mà họ thu hút vốn huy động vào là tăng lãi suất. Thành ra hiện tại một số ngân hàng lớn có khả năng, thanh khoản tốt và có nhiều nguồn vốn huy động, nếu như các ngân hàng này chưa cho vay một cách có hiệu quả thì có thể họ sẽ giảm lãi suất xuống.
Các ngân hàng hạng trung và hạng nhỏ vẫn luôn cần vốn, và sắp tới tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho trung và dài hạn sẽ kéo xuống từ 60% xuống 50%. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu cũng làm cho dòng vốn tín dụng không quay ngược trở lại ngân hàng. Do đó vì vấn đề nợ xấu mà họ phải huy động vốn trả cho khách hàng. Với lý do này, chúng ta cần chờ xem liệu giảm lãi suất có thể trở thành xu hướng chung cho ngành ngân hàng hay chỉ một vài ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng: “Thực ra, động thái này cũng chưa tác động đến các ngân hàng huy động trung và dài hạn mà vẫn phải tăng lãi suất để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Bắt đầu từ năm tới, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn rút xuống, có nghĩa là các ngân hàng hiện tại đang phải chuẩn bị để cơ cấu lại nguồn vốn nhằm có nhiều vốn trung và dài hơn đáp ứng tỷ lệ 50%. Với việc cân đối lại nguồn vốn như trên thì việc giảm lãi suất ở phần này rất là ít, hầu như hiện tại mới giảm lãi suất ở ngắn hạn. Thành ra đối với các nguồn vốn trung và dài hạn chưa có hiện tượng giảm.
Đây mới chỉ là biểu hiện của sự chuyển dịch thị trường, nhưng chưa rõ nét và chưa tạo ra được xu hướng chung. Có lẽ phải chờ đợi ít nhất là đến cuối năm nay để xem xu hướng này như thế nào”.
Chưa thể lạc quan
“Việc giảm lãi suất nói trên nằm trong một số ngân hàng thương mại của nhà nước, chứ không phải ở tất cả các ngân hàng. Những ngân hàng này thanh khoản tương đối dồi dào và mạnh, họ đáp ứng sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm này chưa thể hiện rõ ràng là các ngân hàng thương mại đang dư thừa thanh khoản. Thêm nữa, mức tăng trưởng tín dụng hiện nay mới có khoảng 10%, mức này không phải là cao, cho nên khả năng các ngân hàng vẫn phải nỗ lực để tìm cách tăng trưởng tín dụng nữa. Như vậy, tiền nằm trong ngân hàng của họ chưa thể là dư nhiều được. Đó là tình hình chung”, TS. Đinh Thế Hiển nhận định.
Còn về tác động tới thị trường bất động sản, theo chuyên gia này, phải nằm ở lãi suất cho vay. Giảm lãi suất cho vay thì mới tạo động lực cho bất động sản, chứ không phải nằm trong lãi suất huy động.
“Tôi chưa nghĩ việc giảm lãi suất huy động này sẽ một phần nào đó kéo theo giảm lãi suất cho vay. Bởi vì, về vấn đề bất động sản thì ở các ngân hàng có kinh nghiệm lại nằm trong nhu cầu vay vốn của người mua, cộng thêm nữa là khống chế tỷ lệ vay vốn từ nguồn vốn dài hạn của ngân hàng, theo Thông tư 36”.
Theo ông Đinh Thế Hiển, mức giảm lãi suất huy động VNĐ từ 0,3 - 0,5% chỉ là một tín hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu vốn của ngân hàng không còn căng thẳng lắm, còn việc tác động tới thị trường, cụ thể là tác động tới dòng vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh thì phải chờ, chứ chưa thể lạc quan được.
Vấn đề ở chỗ dòng vốn đi vào sản xuất kinh doanh không phải nằm trong lãi suất, mà nằm ở cơ chế cho vay và vấn đề gặp nhau giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, ở việc đánh giá rủi ro và đánh giá về sử dụng vốn của doanh nghiệp.
“Hiện giờ vấn đề này vẫn còn đang có khó khăn ở chỗ ngân hàng vẫn quen là phải có thế chấp tài sản, mà tài sản đó chính là nhà đất. Và ngân hàng cũng đã bị những cú nặng trong vấn đề cho vay, mất vốn vào doanh nghiệp sản xuất nên họ cũng rất lo ngại. Hoặc những dự án đầu tư đắp chiếu, trùm mền trong thời gian vừa qua cũng làm cho ngân hàng bị kẹt trong vấn đề thu hồi vốn. Cho nên, mặc dù ngân hàng cũng đang nỗ lực đưa vào doanh nghiệp nhưng tiếng nói chung giữa hai bên vẫn cần có thời gian”, chuyên gia này cho biết.
Quang Nam – Trang Phạm
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Bất động sản 2018: Nhà ở tiếp tục là tâm điểm
- Tín dụng siết chặt, lối ra nào cho doanh nghiệp địa ốc?
- Cuộc đua "xanh" của các chủ đầu tư địa ốc
- Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng năm 2018 trong mắt chuyên gia
- Tỷ USD vốn ngoại chờ đổ vào bất động sản Việt Nam
- Cũng là lễ hội hoa, nhưng Bà Nà đã làm thế này mới ra chất
- Cuối năm, cùng dọn dẹp nhà cửa để đón vượng khí, cho năm mới phát tài phát lộc
- Lăng Cô và Hội An sẽ trở thành thị trường cạnh tranh tương hỗ với BĐS Đà Nẵng trong tương lai gần
- “Làn sóng” nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đổ bộ Đà Nẵng
- Sun World Ba Na Hills được Sở Du lịch Đà Nẵng vinh danh
- Cần khung pháp lý cho condotel
- Nguồn vốn tín dụng địa ốc đang hướng tới sức cầu
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ
- Đà Nẵng vào top 10 nơi đáng sống trên thế giới
- Nhiều nơi đã cấp phép xây dựng condotel theo hình thức căn hộ lưu trú
- Tâm Villa: Điểm nhấn kiến trúc nghỉ dưỡng ấn tượng tại Golden Hills
- Đón “mùa vàng” M&A bất động sản
- Đà Nẵng "thay áo mới" đón Tết
- Bất động sản chiếm vị trí thứ 3 trong dòng vốn đầu tư ngoại
- Kết nối đường giao thông với các khu đô thị, cao ốc