Mitsubishi liên doanh với Bitexco, Maeda liên doanh với Thiên Đức, còn Kajima bắt tay với Indochina Capital… Nhà đầu tư Nhật Bản chọn cách góp vốn liên doanh hoặc mua lại dự án từ đối tác trong nước.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam 2016 tiếp tục chứng kiến sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, với số vốn hàng tỷ USD đổ vào các dự án từ Hà Nội đến TP.HCM. Đặc biệt, thay vì đầu tư phát triển dự án từ đầu, nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng mua lại dự án đã có dòng tiền để kinh doanh hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước đã có “đất sạch”.
Thương vụ ấn tượng đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư Nhật Bản tại thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2016 là cú bắt tay 3 bên giữa Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt, Công ty cổ phần Đầu tư BĐS An Gia và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) góp vốn vào Dự án River City (quận 7, TP.HCM). Với quy mô vốn đầu tư 500 triệu USD, Dự án gồm 12 block chung cư, với 8.000 căn hộ, office-tel và nhà phố thương mại. Tại River City, vai trò chủ yếu của Creed Group là thu xếp vốn và quản lý tài chính. Các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý và mặt bằng thi công sẽ do An Gia và Phát Đạt đảm nhiệm.
. |
Mới đây nhất, Công ty TNHH Kajima Overseas Asia (Nhật Bản) đã chi 500 triệu USD cùng Indochina Capital thành lập Liên doanh Indochina Kajima Development (ICC-Kajima), với tỷ lệ vốn góp 50: 50, để đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam trong 10 năm tới. Trước đó, Kajima chưa thực hiện dự án BĐS nào tại Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư, do đó, Kajima đã lựa chọn Indochina Capital - một quỹ đầu tư đã có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam để cùng phát triển các dự án mới.
Trong quý III/2016, một nhà đầu tư Nhật Bản khác là Tập đoàn Mitsubishi cũng quyết định bỏ ra 290 triệu USD để cùng Tập đoàn Bitexco thành lập liên doanh để phát triển nhà ở tại Dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội). Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên, Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh để cùng phát triển 240 căn nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng với 1.036 căn hộ.
Tương tự Mitsubishi, Công ty Maeda cũng quyết định “bắt tay” với Công ty Thiên Đức phát triển Dự án Waterina tại quận 2 (TP.HCM). Maeda hiện là đơn vị thi công đoạn đi ngầm tại khu vực quận 1 (TP.HCM) của tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Với kênh phát triển nhà ở, Waterina là dự án căn hộ cao cấp đầu tiên của Tập đoàn Maeda tại thị trường Việt Nam.
Theo ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Xúc tiến thương mại và đầu tư Sao Khuê (đơn vị vừa tổ chức đưa đoàn doanh nghiệp BĐS Việt Nam đi xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản đầu tháng 10/2016), nhiều tập đoàn của Nhật Bản đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, những tập đoàn này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường BĐS tại TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể, Tập đoàn Sumitomo muốn phát triển một dự án cao ốc văn phòng hơn 100 triệu USD; Tập đoàn Toshin (chủ đầu tư Trung tâm thương mại Takashiyama mới mở ở khu vực trung tâm TP.HCM) muốn phát triển một dự án khoảng 200 triệu USD... “Tổng số tiền mà các tập đoàn này muốn đầu tư ngay vào các dự án đó ước tính lên đến hơn 2 tỷ USD”, ông Vũ cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề trên, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường BĐS Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang… là rất lớn. “Khẩu vị của các nhà đầu tư này là tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở có vị trí kết nối tốt với khu trung tâm thành phố, các khu đất đã giải phóng mặt bằng hoặc những tài sản đã đi vào hoạt động, có thể mang về dòng tiền ổn định”, ông Marc Townsend nói.
Các bản tin khác
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”