Nhà ở mặt phố hay gần sông tưởng như có nhiều thuận lợi nhưng thực tế đem tới tác động xấu cho sức khỏe và nguy hiểm tiềm tàng.
1. Đường đâm thẳng vào nhà
Những ngôi nhà mặt phố ở Việt Nam thường có giá cao hơn do có thể làm cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nhà nằm ở ngã ba đường, bạn cần cân nhắc kỹ khi bỏ ra một số tiền lớn để mua.
Gia chủ sẽ thường xuyên có cảm giác xe ngoài đường lao thẳng vào nhà, đặc biệt ở những khu đông đúc. Ngoài ra, vào buổi tối, ánh đèn chiếu thẳng vào các phòng tầng một sẽ khiến bạn luôn phải đóng kín cửa, kéo rèm.
Nếu đã trót mua nhà, bạn có thể bố trí cửa và cửa sổ lệch sang một bên. Ngoài ra, gia chủ nên bố trí thêm một ít cây xanh, đồ trang trí để cản bớt tác động của xe cộ tới ngôi nhà.
2. Nhà ở khúc lượn của con đường
Cùng ở một đoạn đường nhưng nhà ở vị trí B là lựa chọn tốt hơn cho gia đình bạn. Tương tự kiểu nhà nằm ở ngã ba đường, ngôi nhà A hứng chịu tác động xấu, nguy hiểm tiềm tàng từ luồng xe lưu thông.
3. Nhà gần đường trên cao
Bạn cần kiểm tra quy hoạch và tới xem căn nhà định mua vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Những khu vực có đường trên cao thường có lưu lượng xe, khói bụi cao hơn rất nhiều các con đường khác. Bạn cần tuyệt đối tránh các tòa nhà ở khúc lượn của đường trên cao, nhà nằm kẹp giữa hai con đường.
4. Nhà gần dòng sông chảy xiết, nước bẩn
Nhiều người thích xây nhà gần sông để có được không khí trong lành, thoáng đãng. Tuy nhiên, nếu dòng sông chảy mạnh và lưu lượng nước nhiều thì nhà của bạn cũng đối mặt với nguy cơ bị ngập vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, bạn cũng cần thuê đội kiến trúc sư, kỹ sư khảo sát kỹ để ngôi nhà có kết cấu vững chắc trên nền đất kém bền vững.
5. Nhà gần đường quốc lộ quá nhiều xe
Ngay cả khi bạn có ý định kinh doanh, việc mua nhà gần đường có quá nhiều luồng xe cũng là điều cần cân nhắc kỹ. Nếu vẫn quyết mua, bạn cần chọn mảnh đất rộng, lùi sâu nhà vào trong. Phía ngoài nên để khoảng sân rộng trồng cây lớn để giảm bớt cảm giác ầm ỹ, tác động của khói bụi.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn