Theo các chuyên gia pháp lý, con gái nuôi duy nhất của bà Phấn sẽ được hưởng toàn bộ phần di sản cả nghìn tỷ đồng mẹ để lại nếu anh em của bà không chứng minh được phần đóng góp của mình.
Trước thông tin về việc bất đồng quan điểm khi phân chia khối tài sản nghìn tỷ của người đàn bà làm bún để lại sau cái chết đột ngột, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, dù khối tài sản này lớn đến đâu, song pháp luật đã quy định rất cụ thể và luôn bảo đảm cho người dân những quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Một trong những khu đất thuộc tài sản của bà Phấn để lại được dùng làm kho bãi cho thuê. Ảnh: Quốc Thắng. |
Sau khi nhờ Thừa phát lại lập vi bằng khối tài sản nghìn tỷ của bà Phấn, cô con nuôi cùng với ông Phan (em trai bà Phấn) thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3/2012. Khi hết hạn ký gửi, cô này muốn rút số tài sản này về nhưng ông Phan không đồng ý vì cho rằng đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết.
Trao đổi với VnExpress.net về quy trình giải quyết đối với những trường hợp như trên, một nguồn tin từ Sacombank cho biết, thông thường, khi đến hạn, nhà băng sẽ mời các bên liên quan lên thỏa thuận. Trường hợp người em (của người quá cố) muốn gia hạn việc thuê ngăn tủ tại ngân hàng, trong khi con gái nuôi (người được thừa hưởng khối tài sản) không đồng ý và muốn thanh lý hợp đồng, nhà băng sẽ đưa ra thời gian nhất định chẳng hạn 2,3 ngày... để các bên tiếp tục thỏa thuận. Sau đó, nếu người em trai và gia tộc không thể xuất trình được di chúc hay tài liệu hợp pháp chứng minh tài sản thuộc về mình thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của con gái nuôi.
Lúc này, nếu các bên vẫn không thể thống nhất ý kiến, ngân hàng buộc phải chấm dứt hợp đồng và trả lại tài sản đã giữ cho bên đồng ý thanh lý hợp đồng là người con gái nuôi. "Nếu cả hai bên không nhận, ngân hàng sẽ giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo quản tài sản", nguồn tin này nói.
|
Các bản tin khác
- Chậm giao đất, Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kiện
- Bổ sung thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản
- THẨM ĐỊNH 22 ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH
- Kích cầu nhà ở Đà Nẵng
- VAY ƯU ĐÃI MUA BẤT ĐỘNG SẢN: NGƯỜI DÂN VẪN THẬN TRỌNG
- Rối rắm thụ lý tranh chấp tài sản chung
- Nhiều đề xuất tháo gỡ rào cản cho thị trường BĐS
- Vụ “đại gia” Trung Quốc thu gom đất: Tự hủy hợp đồng mua bán đất
- Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản
- Chờ sổ đỏ - Kỳ 1: Ở nhà mình như đi ở nhờ!
- Đi tìm giá thực của bất động sản
- Bất động sản: Thời điểm để người mua trở lại thị trường
- Hơn 101 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu tái định cư Hòa Hiệp 4
- Nhà ở sẽ là phân khúc BĐS phục hồi nhanh nhất
- Phê duyệt giá đất tái định cư hộ chính đường 11,5, thuộc khu TĐC Thọ Quang 2
- ĐÀ NẴNG: HƠN 229 HA ĐẤT XÂY DỰNG KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ BIỆT THỰ SINH THÁI CAO CẤP GHỀNH ĐA-MŨI NGHÊ
- Ngân hàng rục rịch đưa lãi vay về 15%
- Cán bộ, công chức sẽ được mua nhà chung cư trả góp
- Bất động sản Đà Nẵng: Tiềm năng và lợi thế
- Đà Nẵng: Bán đất ưu đãi cho cán bộ công chức