Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, sắc thuế này mới là định hướng, nhưng tương lai chắc chắn sẽ thu...
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế nhà ở thứ hai là giải pháp tốt để hạn chế đầu cơ bất động sản.
“Quy định đánh thuế sở hữu nhà từ cái thứ hai, thứ ba trở đi mới chỉ là định hướng”. Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi, trước thông tin từ năm tới cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh thuế nhà thứ hai đối trở đi đối với những người sở hữu nhiều bất động sản.
“Tương lai chắc chắn sẽ thu”
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, cho biết Bộ đã giao Vụ Chính sách thuế nghiên cứu dự thảo đánh thuế nhà ở, nhất là những chủ thể có từ 2 - 3 nhà trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Hải, nhiều khả năng trong năm 2017 chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ. Còn trong tương lai chắc chắn sẽ phải thu, không chỉ vì ngân sách khó khăn mà các nước họ đã đánh thuế này từ nhiều năm nay rồi.
Trước đây, trong quá trình xây dựng Luật Thuế nhà đất, Bộ Tài chính cũng từng đưa ra ba phương án tính thuế nhà ở.
Trong đó, phương án 1 là chỉ thu đối với nhà thứ hai trở lên theo thuế tuyệt đối. Nhà dưới hai tầng không thu thuế, nhà từ hai tầng trở lên có mức thu là 2.000 đồng/m2/năm. Nhà cấp 3 và chung cư thu 1.000 - 4.000 đồng/m2/năm.
Phương án 2 là thu theo giá trị nhà, phần giá trị trên 1 tỉ đồng mới chịu thuế 0,03%.
Phương án 3 là thu thuế phần diện tích nhà trên 200 m2. Nhà cấp 4 không thu thuế, còn nhà hai tầng trở lên thì thu 2.000 - 4.000 đồng/m2/năm. Với nhà chung cư thì thu từ 1.000 - 3.000 đồng/m2/năm tùy loại nhà.
Trao đổi với VnEconomy, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng ông rất tán thành việc đánh thuế nhà ở đối với những người có từ hai nhà trở lên. Thậm chí, theo chuyên gia này, Việt Nam giờ mới tính đến sắc thuế này là hơi muộn.
“Muốn thị trường bất động sản phát triển ổn định, xã hội bớt chênh lệch giàu nghèo, bất công bằng thì càng phải đánh mạnh thuế nhà ở thứ hai, ngay cả nhà quá rộng, biệt thự hàng trăm m2 cũng phải đánh thuế”, ông Võ nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khuyến cáo, phải tăng thuế nhà đất đối với các khu vực đô thị, các thành phố lớn, vì người dân ở đây đều được hưởng các hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn khu vực nông thôn. Phải đánh thuế cao để tái đầu tư công trình ngay tại đó và san sẻ cho các khu vực thiệt thòi khác.
Phải đảm bảo công bằng
Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế nhà ở thứ hai là giải pháp tốt để hạn chế đầu cơ bất động sản.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét thực tế đối với từng trường hợp cụ thể. Bởi với việc đánh thuế từ nhà thứ 2, thứ 3 nhưng hiện nay ngay tại Tp.HCM có nhiều nhà mua cả 3 căn hộ thì diện tích cũng chỉ xấp xỉ 100m2, trong khi đó, có người mua một căn biệt thự đã lên tới hàng trăm m2.
Theo chuyên gia này, câu hỏi đặt ra là liệu có công bằng với những người sở hữu nhiều nhà, diện tích bé bị đánh thuế trong khi có người mua một căn nhà nhưng diện tích lớn lại không bị đánh thuế?
Bên cạnh đó, cũng giống như quan ngại của một số chuyên gia khác, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc làm sao để xác định được đâu là căn nhà thứ ba, căn nhà thứ ba là một việc “cực kỳ khó khăn”.
Ủng hộ quan điểm đánh thuế nhà ở thứ hai trở đi, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, đó là một sắc thuế bình thường và nên phải thực thi để giống với thông lệ quốc tế.
“Thuế bất động sản là nguồn thu duy nhất của các đô thị chứ làm gì có đất mãi để bán. Chúng ta cần nghiên cứu, có đề án cụ thể, đưa ra lộ trình và cách thức đánh thuế cho phù hợp. Về cách thức, có thể áp dụng tương tự như cách đánh thuế thu nhập cá nhân là theo định mức, tùy theo các tiêu chí như vị trí của tài sản, hay diện tích căn nhà”, ông Lịch khuyến cáo.
“Tương lai chắc chắn sẽ thu”
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, cho biết Bộ đã giao Vụ Chính sách thuế nghiên cứu dự thảo đánh thuế nhà ở, nhất là những chủ thể có từ 2 - 3 nhà trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Hải, nhiều khả năng trong năm 2017 chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ. Còn trong tương lai chắc chắn sẽ phải thu, không chỉ vì ngân sách khó khăn mà các nước họ đã đánh thuế này từ nhiều năm nay rồi.
Trước đây, trong quá trình xây dựng Luật Thuế nhà đất, Bộ Tài chính cũng từng đưa ra ba phương án tính thuế nhà ở.
Trong đó, phương án 1 là chỉ thu đối với nhà thứ hai trở lên theo thuế tuyệt đối. Nhà dưới hai tầng không thu thuế, nhà từ hai tầng trở lên có mức thu là 2.000 đồng/m2/năm. Nhà cấp 3 và chung cư thu 1.000 - 4.000 đồng/m2/năm.
Phương án 2 là thu theo giá trị nhà, phần giá trị trên 1 tỉ đồng mới chịu thuế 0,03%.
Phương án 3 là thu thuế phần diện tích nhà trên 200 m2. Nhà cấp 4 không thu thuế, còn nhà hai tầng trở lên thì thu 2.000 - 4.000 đồng/m2/năm. Với nhà chung cư thì thu từ 1.000 - 3.000 đồng/m2/năm tùy loại nhà.
Trao đổi với VnEconomy, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng ông rất tán thành việc đánh thuế nhà ở đối với những người có từ hai nhà trở lên. Thậm chí, theo chuyên gia này, Việt Nam giờ mới tính đến sắc thuế này là hơi muộn.
“Muốn thị trường bất động sản phát triển ổn định, xã hội bớt chênh lệch giàu nghèo, bất công bằng thì càng phải đánh mạnh thuế nhà ở thứ hai, ngay cả nhà quá rộng, biệt thự hàng trăm m2 cũng phải đánh thuế”, ông Võ nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khuyến cáo, phải tăng thuế nhà đất đối với các khu vực đô thị, các thành phố lớn, vì người dân ở đây đều được hưởng các hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn khu vực nông thôn. Phải đánh thuế cao để tái đầu tư công trình ngay tại đó và san sẻ cho các khu vực thiệt thòi khác.
Phải đảm bảo công bằng
Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế nhà ở thứ hai là giải pháp tốt để hạn chế đầu cơ bất động sản.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét thực tế đối với từng trường hợp cụ thể. Bởi với việc đánh thuế từ nhà thứ 2, thứ 3 nhưng hiện nay ngay tại Tp.HCM có nhiều nhà mua cả 3 căn hộ thì diện tích cũng chỉ xấp xỉ 100m2, trong khi đó, có người mua một căn biệt thự đã lên tới hàng trăm m2.
Theo chuyên gia này, câu hỏi đặt ra là liệu có công bằng với những người sở hữu nhiều nhà, diện tích bé bị đánh thuế trong khi có người mua một căn nhà nhưng diện tích lớn lại không bị đánh thuế?
Bên cạnh đó, cũng giống như quan ngại của một số chuyên gia khác, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc làm sao để xác định được đâu là căn nhà thứ ba, căn nhà thứ ba là một việc “cực kỳ khó khăn”.
Ủng hộ quan điểm đánh thuế nhà ở thứ hai trở đi, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, đó là một sắc thuế bình thường và nên phải thực thi để giống với thông lệ quốc tế.
“Thuế bất động sản là nguồn thu duy nhất của các đô thị chứ làm gì có đất mãi để bán. Chúng ta cần nghiên cứu, có đề án cụ thể, đưa ra lộ trình và cách thức đánh thuế cho phù hợp. Về cách thức, có thể áp dụng tương tự như cách đánh thuế thu nhập cá nhân là theo định mức, tùy theo các tiêu chí như vị trí của tài sản, hay diện tích căn nhà”, ông Lịch khuyến cáo.
Theo Thời báo Kính tế VN
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch