-Tại sao khách hàng mua sản phẩm của bạn? Tại sao khách hàng từ chối mua sản phẩm của bạn đang bán? Họ thích điều gì và không thích điều gì trong quá trình giao dịch?... Hàng loạt câu hỏi đặt ra, nếu không tìm được đáp án bạn sẽ rất khó thành công trong lĩnh vực bất động sản.
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Kerry Le gửi đến Báo VietNamNet về 6 yếu tố liên quan đến tâm lý người mua ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản.
Bất động sản và tâm lý có mối liên hệ với nhau rất đặc biệt. Thực tế cho thấy người bán bất động sản nếu có khả năng đọc vị được khách hàng thì cơ hội thành công của giao dịch thường rất lớn.
Người bán nếu không "đọc vị" được khách hàng thì mức độ thành công của giao dịch là rất thấp |
Nếu người mua và người bán tự làm việc với nhau thì cơ hội để giao dịch thành công sẽ gặp trở ngại bởi nhiều yếu tố nhưng nếu có nhà môi giới chuyên nghiệp hỗ trợ thì sự đồng điệu trong tâm lý giữa người mua và người bán sẽ được thúc đẩy. Và có khả năng kết thúc là một giao dịch thành công mà đôi bên cùng cảm thấy có lợi. Việc đánh giá đúng giá trị và định giá đúng ngôi nhà của người bán kết hợp làm thỏa mãn nhu cầu của người mua giúp người bán và nguời mua tìm được tiếng nói chung.
Tuy nhiên trong giao dịch thực tế thì khách hàng thường có nhiều suy nghĩ oái oăm nên việc bạn cần làm là tìm hiểu tâm lý của khách hàng để tránh những sự cố trong giao dịch.
1. Khách hàng không thích rơi vào tình trạng BỊ MUA
Nguyên nhân do khách hàng luôn có định kiến là nếu gặp các nhà môi giới thì sẽ có nguy cơ bị dụ dỗ mua sản phẩm của họ. Thực tế, khách hàng nghĩ có thể họ không thích sản phẩm đó nhưng do các nhà môi giới nói nhiều quá nên họ bị dụ dỗ. Mua xong họ có cảm giác vô cùng khó chịu, giống như bị lừa nên sẽ đổ thừa cho các nhà môi giới là những người không tốt.
Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều khách hàng vừa mua xong đã đòi nhà môi giới bán ngay căn nhà mà khách hàng mới mua để đổi sang căn khác hoặc rút tiền mua dự án khác, cho nên để tránh tình trạng này trước hết bạn phải là người hết sức kiên nhẫn, lắng nghe các câu hỏi của khách hàng và vui mừng khi khách hàng hỏi nhiều câu hỏi. Việc giải đáp càng nhiều thắc mắc sẽ khiến tâm lý khách hàng được giải tỏa và tạo điều kiện cho khách hàng yêu quý sản phẩm mà bạn bán.
Cần phải nói thêm là tại Việt Nam các nhà môi giới chưa được đào tạo bài bản và có quy chuẩn về kiến thức và đạo đức nghề nghiệp nên khách hàng có sự hoài nghi. Tuy nhiên, Kerry tin rằng sau này các nhà môi giới của VN sẽ không kém các nhà môi giới trong khu vực.
2. Tại sao khách hàng mua sản phẩm của bạn?
Lý do khách hàng mua sản phẩm vì sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cho nên vai trò của người tư vấn rất quan trọng. Ví dụ: Khách hàng ở quận 5, đi làm ở Quận 1, có nhu cầu mua căn hộ ở Quận 10, 11 vì Quận 10, 11 gần Quận 5, theo bạn thì khách hàng sẽ làm gì?
Thực tế thì khách hàng sẽ lên mạng tìm kiếm các căn hộ, hoặc đi đường sẽ thấy các căn hộ đang xây xung quanh nơi mà họ định mua, họ sẽ đi xem hoặc gọi điện hỏi 3-5 dự án xung quanh rồi so sánh về giá, vị trí, mức tiền họ có và sẽ nghiên cứu dự án ưng ý rồi tiến hành mua.
Tại sao có nhiều khách hàng ở Tân Phú , Bình Tân, Tân Bình... lại về Quận 2 trong khi 2 quận Tân Phú, Tân Bình rất xa nhau?
Nguyên nhân có thể do khách hàng làm ở Quận 1 (Quận 1 gần Quận 2) hoặc khách hàng có họ hàng, bạn bè gì đó gần Quận 2 nên câu hỏi quan trọng bạn nên hỏi khách hàng là:
- Anh chị có thường xuyên qua Quận 2 chơi không?
- Anh chị có bà con họ hàng hay bạn bè Quận 2 nhiều không?
- Anh chị đang làm việc ở quận nào?
- Anh chị tính đầu tư vào khu Đông để cho thuê hay mua ở?
- Anh chị có thường hay đọc báo về Quận 2 hay khu Đông không?...(áp dụng đối với khách hàng trong cùng một thành phố vì khách hàng ngoại tỉnh sẽ chọn nhà theo một số yếu tố khác)
Con người là tổng thể của các mối quan hệ nên yếu tố đó giúp cố kết cộng đồng và tạo sức sống cho cộng đồng. Điều này giống như một số phường ở quận 7 hoặc quận 2 có nhiều người Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc những người phương Tây ở cùng một khu như Thảo Điền, An Phú vậy. Cho nên yếu tố nơi làm việc và cộng đồng họ đang gắn kết tuyệt đối không được bỏ qua khi tư vấn chọn căn hộ hoặc bất động sản của khách hàng.
3. Khách hàng có xu hướng chống đối chê bai sản phẩm của người bán
Đây là tâm lý chung của nhiều người nên người bán cần hết sức bình tĩnh. Vì thực tế cuộc sống thường ngày khi bạn lên mạng coi thì có Fan sẽ sinh Antifan. Bạn cũng chẳng mong ai gặp bạn sẽ có ấn tượng với bạn ngay lập tức, thậm chí mới nhìn đã ghét bạn luôn cũng là chuyện hết sức bình thường.
Bạn hãy tập trung tư vấn và nhấn mạnh những ưu điểm mà sản phẩm bạn có đáp ứng được trọn ven nhu cầu của khách hàng. Cách mà bạn thể hiện với khách hàng sẽ khiến thay đổi tương đối nhiều định kiến của khách hàng đối với bạn. Điều này cũng giống như giao tiếp hằng ngày, nếu trong cuộc sống chúng ta ít giao tiếp với nhau thì chúng ta sẽ dần trở nên xa cách, hàng xóm ít nói chuyện với chúng ta nguy cơ chúng ta sẽ hoài nghi và suy nghĩ lệch lạc về mấy ông hàng xóm rất cao (nếu chúng ta và ông ấy là hàng xóm của nhau vài chục năm). Cho nên việc giao tiếp sẽ giúp kết nối con người với con người, tạo ra sự thân thiện và niềm tin nơi con người với nhau.
Còn tiếp…
Độc giả Kerry Le
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài
- Cuộc đua cho vay giữa các ngân hàng: Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh?