Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản (BĐS) CB Richard Elis (CBRE) nhận định thị trường khách sạn ở Đà Nẵng đang rút ngắn khoảng cách với Phuket - Thái Lan. “Đà Nẵng đang trở thành một điểm đến nổi tiếng của cả du khách trong nước và quốc tế bởi tính đẳng cấp cao trong quản lý khai thác”.
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang được Tập đoàn Accor Hotels quản lý. |
Qua 9 tháng đầu năm 2016, thành phố Đà Nẵng đón hơn 4,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm 29%.
So với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế tăng 48% và lượng khách nội địa tăng 9%. Đại diện CBRE cho biết, trong 3 tháng gần đây đã có 150 phòng từ các khách sạn 3 sao được đưa vào thị trường, làm tăng tổng nguồn cung lên 11.415 phòng cho các phân khúc khách sạn 3-5 sao.
Hiện phân khúc khách sạn 3 sao chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn cung với 45%, khách sạn 4 sao (27%) và khách sạn 5 sao chiếm 28%. CBRE dự báo các năm 2017-2018 Đà Nẵng bổ sung thêm 6.000 phòng khách sạn. Hiện Đà Nẵng có 76 dự án đầu tư vào du lịch với tổng vốn trên 12 tỷ USD.
Dù nguồn cung tăng mạnh nhưng nguồn cầu cũng không vì thế mà giảm. Các dự án được giới thiệu ra thị trường đa phần đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Điểm đặc biệt là phần lớn các dự án phát triển du lịch được đầu tư bởi các doanh nghiệp (DN) trong nước.
Hơn một thập kỷ trước, đầu tư khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng vốn dành cho các DN nước ngoài. Nhưng, sức đầu tư và thị trường khách sạn bây giờ đã thay đổi khi các dự án BĐS du lịch lớn được nắm trong tay bởi các nhà đầu tư trong nước.
Những tập đoàn trong nước như Sovico, Vingroup, SunGroup, Empire hiện đã lớn mạnh và đủ tiềm lực để xây dựng những khách sạn quy mô lớn theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Không những tự xây dựng các khu nghỉ dưỡng sang trọng, một số DN trong nước sang nhượng lại cả những khách sạn do DN nước ngoài đầu tư như Sovico Holdings thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort…
Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn ven biển Đà Nẵng được “đóng đinh” đẳng cấp bởi SunGroup với dự án khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang và Sun Peninsula Resort với 198 phòng nghỉ. Tiếp đó, Sun Group cũng là chủ đầu tư khách sạn Novotel Premier Han River; đồng thời là nhà phát triển khu nghỉ dưỡng Premier Village với 118 biệt thự.
DN trong nước đến đầu tư thị trường khách sạn tại Đà Nẵng đang lựa chọn hướng nâng tầm sản phẩm và thương hiệu của mình khi chủ động mời các tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng quốc tế đứng ra quản lý và vận hành.
Từ đây, thương hiệu du lịch và BĐS du lịch của nhà đầu tư trở nên đẳng cấp, thu hút mạnh nguồn khách quốc tế. Hiện tại, Accor Hotels đang quản lý khách sạn của Sun Group như Novotel Premier Han River và khu nghỉ dưỡng Premier Village Danang Resort.
Trong khi đó, các tập đoàn như Accor Hotels, InterContinental… có mạng lưới tiếp thị toàn cầu nên dễ dàng tiếp cận nguồn khách quốc tế đa dạng. Đơn cử, Accor Hotels là một trong những tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới và đang quản lý 3.800 khách sạn tại 92 quốc gia, với các thương hiệu như Sofitel, Pullman, Novotel, MGallery.
Theo ông Patrick Basset, Giám đốc Điều hành Accor Hotels khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, với các kinh nghiệm tại thị trường quốc tế, Accor Hotels luôn nỗ lực phát triển các tiêu chuẩn dịch vụ tốt nhất và thực hiện các giải pháp tiếp thị chuyên nghiệp, khác biệt, tạo nên sự trải nghiệm tuyệt vời cho du khách tại các khách sạn do Accor Hotels quản lý nói chung và các khách sạn của Sun Group nói riêng.
Các tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế đang có xu hướng mở rộng thị phần ở thị trường du lịch Đà Nẵng. Wyndham Hotel Group lần đầu gia nhập thị trường với dự án khu phức hợp Soleil, dự kiến hoạt động trong năm 2018. Absolute Hotel Service (AHS) cũng lần đầu tham gia thị trường với dự án Eastin Grand Resort. Bên cạnh đó, những đơn vị quản lý tên tuổi khác như Accor Hotel Group, Marriot Hotels, Hyatt Hotel Group và InterContinental cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại Đà Nẵng thông qua việc tăng số lượng BĐS quản lý.
Một số tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới đã có mặt và tham gia hoạt động quản lý điều hành khách sạn của Đà Nẵng như Arcord, InterContinental, Hyaat, Pullman, Crown, Fusionmaia, Novotel, Mercue… góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu dịch vụ lưu trú của Đà Nẵng.
Bài và ảnh: Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Từ 1/7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2015
- Đà Nẵng ưu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Người mua nhà sướng vì được bảo lãnh
- Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Tiếp tục đề nghị sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9
- Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Hải Châu
- Chậm giải tỏa nhà và đất số 201 Đống Đa
- Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’: Đừng vì quá vụ lợi!
- Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Trong nỗi lo “bong bóng”
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’
- Mua nhà dự án không còn sợ mất tiền
- Không gian dọc bờ sông Hàn: Tài sản vô giá
- Mua nhà thế chấp ngân hàng: Gay cấn như trên phim
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng