Chính phủ đang dự kiến quy trình xây dựng bảng giá đất theo thị trường và sẽ không còn khái niệm năm nữa. Bảng giá này sẽ bao gồm nhiều ô khác nhau và cập nhật tăng giảm theo thời giá.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) cho biết thông tin trên khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp QH chiều qua, 7.6.
Vừa rồi tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2013 tại nghị trường, Phó thủ tướng lý giải Chính phủ đề xuất hoãn trình luật Đất đai sửa đổi sang kỳ họp thứ 5 do cần phải chờ ý kiến Trung ương vào tháng 10 tới. Lý do này liệu có thuyết phục được các ĐBQH?
Đã có quy định về quy trình soạn thảo luật, vội cũng không được bởi cần phải tham khảo rất nhiều ý kiến của các cơ quan khác nhau. Nếu chúng ta ấn định phải ra sớm thì quy trình sẽ ngắn lại, nhưng nếu thế thì sẽ có nhiều cơ quan không được tham gia góp ý. Một dự luật quan trọng như vậy mà không có ý kiến đầy đủ của các cơ quan chuyên môn thì thật là nguy hiểm. Hơn thế nữa, cũng chưa có đánh giá, tổng kết và chưa có Nghị quyết chỉ đạo của T.Ư về vấn đề này thì xử lý thế nào? ĐB có sốt ruột thật.
Vấn đề đền bù thu hồi đất đến nay vẫn “lình xình” do liên quan đến giá đất - Ảnh: D.Đ.M |
|
Vậy những vấn đề còn đang vướng mắc cần phải tiếp tục tháo gỡ trong dự luật Đất đai (sửa đổi) là gì, thưa Phó thủ tướng?
Vấn đề sở hữu chúng ta giải quyết xong rồi, vẫn là sở hữu toàn dân; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, chuyển quyền sử dụng đất, khiếu nại tố cáo, hành chính đất đai, cơ sở dữ liệu, hiện đại hóa đất đai... đều đã giải quyết xong rồi. Bây giờ chỉ còn vấn đề giá đất xử lý thế nào? Vừa rồi Chính phủ đưa ra chưa được thuyết phục lắm, vì vậy T.Ư đề nghị phải xem lại, ví như đất giáp ranh thì tính ra sao. Vấn đề nữa là việc đền bù thu hồi đất, đến nay việc này vẫn “lình xình” vì nó liên quan đến giá đất, rồi vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư, đất cho người dân tộc, đất nông lâm trường... xử lý như thế nào? Những vấn đề đó T.Ư đang yêu cầu phải làm cho rõ để có báo cáo Hội nghị T.Ư 6 họp vào tháng 10 tới đây.
Chính phủ dự kiến sửa quy định về giá đất theo hướng nào?
Đây đúng là bài toán khó. Nhưng phải khẳng định rằng giá đất đền bù cho người dân là giá sát thị trường. Tại sao nói là “sát” thị trường mà không phải là “như” vì không thể như thị trường được bởi thị trường thì luôn biến động. Tất cả các quốc gia người ta cũng đều dùng từ sát giá thị trường. Các quốc gia này cũng có cơ chế là nếu như anh cho rằng giá ấy chưa sát thị trường thì tòa án sẽ là cơ quan phán quyết. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để đền bù cho người dân sát giá thị trường? Thị trường thì bản chất của nó là luôn biến động, nhưng quy định là địa phương mỗi năm điều chỉnh một lần. Quy định này khiến cho địa phương cũng rất vất vả vì có quá nhiều thủ tục để điều chỉnh giá, đồng thời tạo tâm lý kỳ vọng cho người dân rằng đợi đến sang năm giá sẽ lên cao. Chính vì điều đó nên rất nhiều dự án bị chậm, không giải phóng mặt bằng được vì người dân giữ đất để chờ giá đất lên cao.
Vì vậy Chính phủ đang xây dựng một quy trình xây dựng bảng giá đất theo thị trường và sẽ không còn khái niệm năm nữa. Bảng giá này sẽ bao gồm nhiều ô khác nhau và luôn luôn cập nhật tăng giảm theo thời giá. Nếu làm được như vậy sẽ giảm tâm lý kỳ vọng của người dân.
Dự luật Đất đai (sửa đổi) tới đây có quy định đối với các dự án dân sinh thì sẽ thực hiện đấu thầu để giải quyết vấn đề giá đền bù chứ không tiến hành thu hồi rồi giao lại cho chủ dự án như lâu nay không, thưa Phó thủ tướng?
- Quy định đấu thầu đã có ở luật Đất đai hiện hành nhưng nó lại vướng vấn đề đất sạch. Đúng là nếu lấy miếng đất ấy đem ra đấu thầu thì cả nhà nước và người dân đều được hưởng lợi cao hơn là ra quyết định giao thẳng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm được việc này thì phải có đất sạch đã rồi mới đấu thầu được. Muốn có đất sạch thì phải có vốn để làm quy hoạch, phải đền bù, xây dựng khu tái định cư để có đất sạch đem ra đấu thầu. Vấn đề này đòi hỏi vốn lớn nên đa số các địa phương không có đủ điều kiện để làm, chỉ có Hà Nội và TP.HCM có nguồn lực mạnh nhưng cũng chỉ thực hiện được đối với những dự án nhà ở nhỏ chứ chưa thể thực hiện được đối với những dự án khu đô thị, khu công nghiệp. Lần này, Chính phủ cũng đề nghị các địa phương dành một nguồn lực để giải quyết vấn đề này.
Bảo Cầm (ghi)
Các bản tin khác
- Tôn vinh “Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng”
- Bổ sung đối tượng mua nhà được vay vốn ưu đãi
- Mở bán những căn hộ cuối tại Hyatt Regency Danang Residences
- Gia hạn thời gian sử dụng tòa nhà Siêu thị Đà Nẵng cũ thêm 3 năm
- Khởi công xây dựng Khu phố chuyên doanh đường Lê Duẩn
- Bộ Tư pháp hướng dẫn việc xác định có quốc tịch Việt Nam
- Khung giá đất ở tăng lên 162 triệu đồng/m2 theo dự thảo nghị định
- VIB cho vay mua ôtô với lãi suất ưu đãi 7,99%/năm
- Ngành Xây dựng Đà Nẵng: Tập trung cao độ cho công tác quy hoạch phát triển
- Nhà cho người nước ngoài: Mở cả sở hữu và kinh doanh?
- Doanh nghiệp xây dựng được bảo lãnh vay vốn
- Nhà đất bất ngờ bán chạy trong tháng Ngâu
- Thị trường bất động sản vẫn nhiều rủi ro
- Thị trường nhà chung cư tiếp tục vắng khách
- Cho vay tiêu dùng: Bánh ngon, nhưng dễ nghẹn
- Khi tiêu chuẩn đáng sống trở thành động lực phát triển
- Họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi)
- Không giao dự án mới cho chủ đầu tư nợ sổ đỏ
- Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- 21 tỷ USD quy mô thị trường bất động sản Việt