Tại Triển lãm Vietbuild diễn ra tại Hà Nội từ 16 đến 20/11, lần đầu tiên chủ đầu tư của 12 dự án trên khắp mọi miền đất nước phối hợp với nhau “lên” một thực đơn phong phú cho khách hàng.
Các kỳ Vietbuild thường quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng. Ảnh: Dũng Minh |
Người đến tham quan Vietbuild chỉ trong vài bước chân có thể tham quan tất cả các phân khúc, từ căn hộ khách sạn (condotel), căn hộ nghỉ dưỡng (apartment), căn hộ văn phòng (office-tel), căn hộ home-tel… và lựa chọn cho mình một sản phẩm đầu tư ưng ý.
Điều đáng nói là thông tin về những “món ăn” phong phú này đã được quảng bá đến thực khách trên rất nhiều kênh từ khá lâu trước khi chính thức dọn món. Điều này cho thấy “sự ngon miệng”, sự tiện lợi của khách mua nhà ngày càng được coi trọng và được coi là yếu tố quyết định cho sự thành bại của dự án.
Bà Nguyễn Thị Hoa Lý, Phụ trách kinh doanh Dự án Ariyana Smart Condotel - 1 trong 12 dự án được giới thiệu lần này - cho biết, đến Vietbuild lần này mới thấy, các sản phẩm bất động sản đầu tư có giá trên dưới 2 tỷ đồng/sản phẩm rất được khách hàng Hà Nội ưa chuộng.
Khi đã đọc được khẩu vị khách hàng, rõ ràng các chủ đầu tư sẽ rất dễ tìm lối đi cho mình!
Trước đây, cứ nói về bất động sản nghỉ dưỡng, người ta thường nghĩ rằng cơ hội đầu tư chỉ dành cho những đại gia nhiều tiền. Sự thật không hẳn vậy. Nếu nhiều người biết rằng, có những dự án nghỉ dưỡng mà việc dành khoản đầu tư đôi khi chỉ ngang bằng mua một căn hộ chung cư bình dân, thì chắc chắn thanh khoản sẽ tăng mạnh.
Nếu cách đây khoảng 6 - 7 năm, sự “bình dân hóa” các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như vậy tưởng chừng khó có thể xảy ra, thì giờ đây, nó đã trở thành một khuynh hướng mà hầu hết các chủ đầu tư dự án cũng đều phải làm theo.
Vài năm trước, khi thị trường bất động sản “dính đòn” sốt ảo, nhiều dự án xây dựng dở dang hoặc bỏ hoang vì chủ đầu tư không có đủ tiềm lực tài chính, hoặc nếu có xây cũng không có người mua.
Nắm bắt được xu thế đó, ngay khi thị trường bắt đầu phục hồi trở lại, thay vì chạy đua đầu tư trở lại vào các dự án “dát vàng” resort, biệt thự nghỉ dưỡng như trước, các chủ đầu tư đã phải tính kế chuyển sang các phân khúc tầm trung bình như condotel, apartment hay home-tel, nhằm phục vụ nhu cầu của số đông, đặc biệt là nhóm khách hàng là người trẻ thành đạt.
Với tuổi đời còn trẻ, vốn tích lũy không nhiều, bỏ ra vốn 10 - 20 tỷ đồng mua bất động sản nghỉ dưỡng là bài toán không khả thi. Do vậy, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng với mức giá từ 1,5 - 2 tỷ đồng/căn mới chính là sản phẩm mà người trẻ thành đạt cần vào lúc này. Vì vậy, nhìn nhận ở một góc độ khách quan, giới trẻ thành đạt và người có thu nhập khá mới là nguồn khách hàng đông đảo và dồi dào của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Chưa kể hầu hết các dự án hiện nay đều có sự hỗ trợ về tài chính từ phía các ngân hàng thương mại với mức cam kết lên đến 50%, thậm 70% giá trị của một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, nên khoản đầu tư ban đầu hầu như nằm trong mức tích lũy cho phép của nhóm khách hàng tiềm năng này.
Một báo cáo mới đây của CBRE cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tầm trung có giá thành dao động từ 1,5 - 2 tỷ đồng/sản phẩm thuộc các loại hình condotel, apartment, home-tel hay nhà phố ven biển chiếm tỷ lệ áp đảo về số giao dịch thành công so với các sản phẩm truyền thống. Và hầu hết những dự án bán tốt cũng chủ yếu thuộc về các chủ đầu tư chủ động chuyển hướng đầu tư sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng giá bình dân như Vingroup, SunGroup, Bim Group, FLC, Nhật Minh…
Tất nhiên, không phải dự án bất động sản nghỉ dưỡng tầm trung nào cũng thắng thế. Bởi lẽ để đạt được một mức cam kết sinh lời từ 8 - 12%/năm cho một dự án sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ vị trí đắc địa, uy tín của chủ đầu tư đến thương hiệu của các công ty quản lý… Vấn đề mà các nhà đầu tư “đau đầu” nhất khi quyết định đầu tư là sau thời gian cam kết, liệu lợi nhuận mà họ nhận được có lớn như trước hay không?
Với câu hỏi đó, có lẽ điều nhà đầu tư cần làm nhất là “chọn mặt, gửi vàng” vào những chủ đầu tư uy tín, nói lời giữ lời.
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay