Nghị quyết 07 Quốc hội khóa 12 đã nêu rõ "phấn đấu đến 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc".
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện quá chậm so với mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỷ lệ đạt vẫn còn thấp chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là một trong những nội dung được các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.
Thừa nhận thực tế này, trong phần trả lời của mình trước Quốc hội ngày 13/6, Bộ trưởng cho hay, đúng là nghị quyết có nói rõ như thế và vị bộ trưởng tiền nhiệm của ông cũng có hứa là đến năm 2010 căn bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn tỷ lệ đã cấp giấy chứng nhận đạt trên 85%.
Với hai loại đất còn lại là đất ở đô thị đạt đất chuyên dùng, tỷ lệ đã cấp tương đối thấp, chỉ đạt tương ứng là 63% và 60%, do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: giấy tờ không hợp lệ, nguồn gốc phức tạp, quy hoạch...
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Quang, nguyên nhân khá quan trọng là do thiếu kinh phí vì thực tế hiện nay dù huy động từ tất cả các nguồn cũng chỉ được khoảng 1.000 tỷ đồng cho công việc này. Trong khi đó, theo tính toán, để hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trên toàn quốc thì cần khoảng 30.000 tỷ đồng.
Song, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, nguyên nhân quan trọng khiến cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị chậm so với kế hoạch là do khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng, chứ không hẳn là do thiếu kinh phí.
Về kinh phí để thực hiện cấp giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Huệ cho biết, từ năm 2008 Chính phủ đã giao cho UBND cấp tỉnh bố trí tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trả lời câu hỏi của đại biểu “liệu bao giờ mới xong?”, Bộ trưởng Quang cho hay, nếu có nguồn vốn của Trung ương thì cố gắng đến khoảng 2015 sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc.
Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã không được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chấp nhận, bởi theo ông, nghị quyết của Quốc hội đã quyết đến 2010, giờ đã là 2012, nếu đến 2015 là quá chậm.
Do vậy, người đứng đầu Quốc hội yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường, chậm nhất là trong năm 2013 phải cơ bản hoàn tất công việc này.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói, Bộ sẽ phấn đấu làm sao để đến năm 2013 là xong cơ bản, trong đó sẽ đạt trên 80% đối với hai loại đất là đất đô thị và đất chuyên dùng.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng