Hồi đầu tháng 10, 4 ngân hàng quốc doanh đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động, sau đó một số ngân hàng thương mại cũng đã hạ lãi suất huy động, với mức khoảng 0,1 - 0,2%.
Ảnh minh họa.
Động thái này cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dồi dào. Qua đó, nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để hạ lãi suất cho vay và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chia sẻ tại Tọa đàm "Làm ăn gì 2017" do báo BizLIVE tổ chức mới đây, TS Nguyễn Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho biết, hiện nay lãi suất cho vay dao động trong khoảng 6-9% nhưng khách hàng tốt có thể vay với lãi suất thấp hơn 6%. Đại diện NHNN cũng nhấn mạnh, trong xu hướng nền kinh tế tốt hơn, chuyên nghiệp hơn thì lãi suất có thể ổn định, thậm chí giảm nếu điều kiện tốt.
Tuy nhiên, ông Khúc Văn Họa, Phó Tổng giám đốc TPBank lại tỏ ra bi quan hơn khi cho rằng một khi vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, thì lãi suất cho vay sẽ khó có thể giảm trong thời gian ngắn.
"Vai trò cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm ở các ngân hàng thương mại, tuy nhiên doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa gặp được nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó đạt được các điều kiện cần thiết để hạn chế nợ xấu của ngân hàng", ông Họa nói.
"Đến năm 2017 sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng đến ngành ngân hàng. Vấn đề nợ xấu vẫn là căn bệnh của nền kinh tế, các ngân hàng vẫn tự trích lập dự phòng, tự xử lý là chính. Theo như con số công bố thì hiện các nhà băng đã bán cho VAMC khoảng 260 nghìn tỷ nợ xấu, cộng với 2,6% nợ xấu trên bảng cân đối, tổng cộng là khoảng 400 nghìn tỷ nợ xấu".
"Giả sử chúng ta xử lý được 55% số nợ xấu trên thì vẫn còn gần 200 nghìn tỷ, đây là một gánh nặng lớn, chiếm xấp xỉ 5% tổng tài sản ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân vì sao lãi suất cho vay không thể giảm ngay", Phó Tổng giám đốc TPBank nhận định.
Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng năm nay khó giảm lãi suất, một là do phân bổ tín dụng không đều.
"Năm nay mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 18%, nhưng cách phân bổ tín dụng rất thiệt thòi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không vay được vốn mặc dù có nhiều gói hỗ trợ", GS. Nguyễn Mại cho biết.
Theo đánh giá của GS Mại, câu chuyện này còn quan trọng hơn nhiều so với vấn đề tỷ giá hay lãi suất. Theo đó, NHNN cần yêu cầu các ngân hàng thương mại chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần vốn.
Nhìn ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, có rất nhiều áp lực khiến lãi suất huy động khó giảm trong năm tới, theo đó, lãi suất cho vay cũng khó có thể giảm theo.
"Lạm phát hiện nay đang là 5%. Không cần biết đây là lạm phát cơ bản hay gì, nhưng người dân sẽ không bao giờ gửi tiền khi lãi suất dưới 5%. Trong khi đó, lạm phát trong năm 2017 được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng do áp lực tăng giá dịch vụ y tế. Chỉ số CPI giá cả đầu ra tăng cao lên nhất trong 5 năm, CPI đầu vào cũng tăng mạnh khiến các doanh nghiệp chuyển chi phí cho người tiêu dùng, như vậy áp lực lạm phát năm 2017 cao hơn 2016, do đó, áp lực lãi suất khó giảm", ông Linh phân tích.
Trần Thúy (Bizlive)
Các bản tin khác
- Từ 1/7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2015
- Đà Nẵng ưu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Người mua nhà sướng vì được bảo lãnh
- Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Tiếp tục đề nghị sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9
- Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Hải Châu
- Chậm giải tỏa nhà và đất số 201 Đống Đa
- Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’: Đừng vì quá vụ lợi!
- Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Trong nỗi lo “bong bóng”
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’
- Mua nhà dự án không còn sợ mất tiền
- Không gian dọc bờ sông Hàn: Tài sản vô giá
- Mua nhà thế chấp ngân hàng: Gay cấn như trên phim
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng