Sau nửa năm, Ngân hàng Nhà nước trở lại cho vay khi mùa cao điểm chi trả bắt đầu...
Đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm.
Theo báo cáo cập nhật của một số tổ chức đầu tư, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng bắt đầu tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại bơm thêm tiền ra để hỗ trợ nhu cầu vốn của hệ thống trong tuần đầu tháng 12 này.
Cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho thấy, đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm, vùng cao nhất kể từ cuối quý 2/2016, cũng như cắt hẳn vùng lãi suất thấp quanh 1%/năm trong quý 3 vừa qua.
Vùng lãi suất trên cũng tương đương với cùng kỳ năm 2015, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm tín dụng thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Đi cùng với diễn biến tăng nhanh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, nhu cầu và mức độ dư thừa vốn của hệ thống nói chung cũng đã thay đổi rõ trong một tháng trở lại đây: Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ngừng phát hành tín phiếu hút tiền về, lượng tín phiếu lưu hành giảm mạnh, và đáng chú ý là sau nửa năm hoạt động cho vay hỗ trợ nguồn từ nhà điều hành đã nối lại qua kênh OMO.
Cụ thể, tính đến ngày 13/12, khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn lưu hành đã giảm xuống 58.430 tỷ đồng, trong khi tuần trước trên 70.000 tỷ và cao điểm hai tháng trước tới gần 90.000 tỷ đồng (một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa tạm thời của hệ thống gửi về Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín phiếu).
Và sau nửa năm, nhà điều hành đã trở lại cho vay qua kênh cầm cố trên OMO. Như trong ngày 13/12, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước bơm ra ghi nhận tới 10.115 tỷ đồng, với tổng lượng bơm tính đến cùng ngày đã lên 26.115 tỷ đồng.
Cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho thấy, đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm, vùng cao nhất kể từ cuối quý 2/2016, cũng như cắt hẳn vùng lãi suất thấp quanh 1%/năm trong quý 3 vừa qua.
Vùng lãi suất trên cũng tương đương với cùng kỳ năm 2015, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm tín dụng thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Đi cùng với diễn biến tăng nhanh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, nhu cầu và mức độ dư thừa vốn của hệ thống nói chung cũng đã thay đổi rõ trong một tháng trở lại đây: Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ngừng phát hành tín phiếu hút tiền về, lượng tín phiếu lưu hành giảm mạnh, và đáng chú ý là sau nửa năm hoạt động cho vay hỗ trợ nguồn từ nhà điều hành đã nối lại qua kênh OMO.
Cụ thể, tính đến ngày 13/12, khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn lưu hành đã giảm xuống 58.430 tỷ đồng, trong khi tuần trước trên 70.000 tỷ và cao điểm hai tháng trước tới gần 90.000 tỷ đồng (một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa tạm thời của hệ thống gửi về Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín phiếu).
Và sau nửa năm, nhà điều hành đã trở lại cho vay qua kênh cầm cố trên OMO. Như trong ngày 13/12, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước bơm ra ghi nhận tới 10.115 tỷ đồng, với tổng lượng bơm tính đến cùng ngày đã lên 26.115 tỷ đồng.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Thị trường nhà ở phát triển lệch pha
- Về một thành phố ven sông Cổ Cò
- Nhà đầu tư condotel đối mặt với nhiều rủi ro
- Bán thí điểm 330 căn hộ nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Phong Bắc
- Áp dụng mức lãi suất 4,8% khi vay mua nhà ở xã hội
- Golden Hills hấp dẫn từ quy hoạch
- Thận trọng với sốt đất
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào bất động sản Đà Nẵng
- Ngôi nhà tuyệt đẹp ở Đà Nẵng được báo nước ngoài ca ngợi
- Nhiều bất ngờ, thú vị về "Huyền thoại những cây cầu"
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4
- BIDV tung 20.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi
- Đô thị biển - hướng mở cho không gian du lịch Đà Nẵng
- “Bỏng tay” với đất biển Đà Nẵng
- Giao dịch bất động sản vẫn sôi động trước chính sách thắt chặt vốn vay
- Khánh thành tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài
- Quảng Nam-Đà Nẵng: Phối hợp quy hoạch, khai thác sông Cổ Cò, xúc tiến dự án Làng Đại học Đà Nẵng
- Cải thiện giao thông, phát triển đô thị
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Câu chuyện về sự phát triển bền vững
- Dấu ấn đô thị