Sau nửa năm, Ngân hàng Nhà nước trở lại cho vay khi mùa cao điểm chi trả bắt đầu...
Đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm.
Theo báo cáo cập nhật của một số tổ chức đầu tư, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng bắt đầu tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại bơm thêm tiền ra để hỗ trợ nhu cầu vốn của hệ thống trong tuần đầu tháng 12 này.
Cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho thấy, đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm, vùng cao nhất kể từ cuối quý 2/2016, cũng như cắt hẳn vùng lãi suất thấp quanh 1%/năm trong quý 3 vừa qua.
Vùng lãi suất trên cũng tương đương với cùng kỳ năm 2015, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm tín dụng thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Đi cùng với diễn biến tăng nhanh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, nhu cầu và mức độ dư thừa vốn của hệ thống nói chung cũng đã thay đổi rõ trong một tháng trở lại đây: Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ngừng phát hành tín phiếu hút tiền về, lượng tín phiếu lưu hành giảm mạnh, và đáng chú ý là sau nửa năm hoạt động cho vay hỗ trợ nguồn từ nhà điều hành đã nối lại qua kênh OMO.
Cụ thể, tính đến ngày 13/12, khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn lưu hành đã giảm xuống 58.430 tỷ đồng, trong khi tuần trước trên 70.000 tỷ và cao điểm hai tháng trước tới gần 90.000 tỷ đồng (một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa tạm thời của hệ thống gửi về Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín phiếu).
Và sau nửa năm, nhà điều hành đã trở lại cho vay qua kênh cầm cố trên OMO. Như trong ngày 13/12, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước bơm ra ghi nhận tới 10.115 tỷ đồng, với tổng lượng bơm tính đến cùng ngày đã lên 26.115 tỷ đồng.
Cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank cho thấy, đến ngày 13/12, lãi suất bình quân VND các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chào trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức chạm mốc 5%/năm, vùng cao nhất kể từ cuối quý 2/2016, cũng như cắt hẳn vùng lãi suất thấp quanh 1%/năm trong quý 3 vừa qua.
Vùng lãi suất trên cũng tương đương với cùng kỳ năm 2015, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm tín dụng thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Đi cùng với diễn biến tăng nhanh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, nhu cầu và mức độ dư thừa vốn của hệ thống nói chung cũng đã thay đổi rõ trong một tháng trở lại đây: Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ngừng phát hành tín phiếu hút tiền về, lượng tín phiếu lưu hành giảm mạnh, và đáng chú ý là sau nửa năm hoạt động cho vay hỗ trợ nguồn từ nhà điều hành đã nối lại qua kênh OMO.
Cụ thể, tính đến ngày 13/12, khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn lưu hành đã giảm xuống 58.430 tỷ đồng, trong khi tuần trước trên 70.000 tỷ và cao điểm hai tháng trước tới gần 90.000 tỷ đồng (một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa tạm thời của hệ thống gửi về Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín phiếu).
Và sau nửa năm, nhà điều hành đã trở lại cho vay qua kênh cầm cố trên OMO. Như trong ngày 13/12, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước bơm ra ghi nhận tới 10.115 tỷ đồng, với tổng lượng bơm tính đến cùng ngày đã lên 26.115 tỷ đồng.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng