(Tin tức thời sự) - Việc tập trung lưu lượng giao thông lớn vào một tuyến đường-cầu sẽ làm mất cân bằng cấu trúc đô thị.
LTS: Liên quan đến chủ trương xây dựng hầm chui vượt sông Hàn mới được UBND TP Đà Nẵng đề cập, KTS Bùi Huy Trí - Trưởng Phòng Quản lý quy hoạch (Sở Xây dựng Đà Nẵng) đã có những quan điểm của mình về vấn đề này. Báo Đất Việt xin đăng tải nguyên văn những chia sẻ của ông!
Trong những ngày qua, tại Đà Nẵng, đề tài mang tính thời sự nóng nhất chính là những câu chuyện về Dự án hầm chui vượt sông Hàn. Đây là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều giới từ các nhà lãnh đạo, đội ngũ chuyên gia và đông đảo quần chúng.
Sáng ngày 21/12/2016, tại buổi họp báo cuối năm 2016, lãnh đạo Thành ủy, UBND Đà Nẵng khẳng định quyết tâm xây dựng hầm chui vượt sông Hàn và việc đi đến chủ trương làm hầm chui qua sông Hàn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, trách nhiệm.
Tuy nhiên, sau khẳng định của lãnh đạo thành phố, dư luận tại Đà Nẵng vẫn tiếp tục ‘tăng nhiệt” với hai luồng ý kiến chính là ủng hộ và không ủng hộ, không kể đến những ý kiến là…không có ý kiến.
Với tư cách một người yêu Đà Nẵng, tôi cũng xin được bày tỏ một số suy nghĩ như sau:
Có nên làm công trình vượt sông Hàn?
KTS Hồ Duy Diệm lấy ví dụ về thành phố Thượng Hải và cho rằng Đà Nẵng đã quá nhiều cầu và đưa ra con số cứ một triệu dân mới cần một cây cầu. Thực ra dưới vẻ thanh bình của sông Hoàng Phố ở Trung Quốc hay sông Hàn ở Seoul là hàng chục hầm chui. Hiện Đà Nẵng đang có khoảng một triệu dân, thử hình dung ngăn các cầu lại, chỉ để lưu thông một cầu thì tình hình sao nhỉ?
Kỳ này mới tạm ngăn cầu Sông Hàn để làm hầm chui đường Trần Phú, người dân Đà Nẵng đã thấy ngay sức ép ghê gớm khi thiếu đi một huyết mạch giao thông.
KTS Hoàng Sừ có ý kiến thay vì làm hầm chui mới, nên mở rộng cầu sông Hàn. Tôi cho rằng thế mới chỉ là giải pháp cục bộ chứ chưa mang tính mạng lưới. Nếu mở rộng cầu sông Hàn thì phải kéo theo mở rộng đường Lê Duẩn, chứ nếu không cũng chẳng mấy tác tác dụng (đường Trần Phú sẽ có hầm chui qua đường Lê Duẩn nên số lượng qua cầu sông Hàn không nhiều).
Điều đó giống như ta mở rộng một đoạn mương ở giữa nhưng hai đầu vẫn giữ nguyên thì dòng nước cũng sẽ giữ nguyên mức độ … lững lờ.. Ngoài ra việc tập trung lưu lượng giao thông lớn vào một tuyến đường - cầu sẽ làm mất cân bằng cấu trúc đô thị.
Bản đồ chỉ rõ các điểm vàng trên bờ biển TP Đà Nẵng |
Cũng nhiều ý kiến cho rằng cầu Thuận Phước hiện đang “ế” nên nếu làm hầm chui cũng sẽ “ế”. Tôi cho rằng mỗi vị trí trong đô thị có lượng cung cầu khác nhau. Có thể khẳng định tầm ảnh hưởng của cầu Thuận Phước vẫn còn ở phía trước, trong một tương lai gần khi du lịch Đà Nẵng giữ được nhịp độ tăng như những năm vừa qua.
Xét về quy hoạch đô thị, khu vực đường Đống Đa với điểm tụ những dòng người trên các tuyến lớn Bạch Đằng, Trần Phú, Đống Đa, 3 tháng 2, Như Nguyệt lại đối xứng qua sông với một “làng” chung cư Nại Hiên Đông, khó có thể hình dung hai trọng điểm này lại không được kết nối với nhau.
Một yếu tố rất quan trọng nữa là sự kết nối theo chiều Tây - Đông, hướng di chuyển chính ra biển Đông nhằm phát huy tối đa giá trị du lịch của dải bờ biển. Khu vực trọng tâm hiện nay có 5 cây cầu gồm cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý và cầu Tuyên Sơn.
Các cây cầu này là những huyết mạch giao thông hướng ra biển và tạo ra những “điểm vàng” trên dải bờ biển. Đó là các vị trí cuối đường Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Thoại và Hồ Xuân Hương.
Có thể thấy các “điểm vàng” này đã tạo ra sức nóng rất cao về nhu cầu đầu tư phát triển và hình thành nên các cụm dịch vụ sôi động. Trong khi khoảng cách các “điểm vàng” này từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Hồ Xuân Hương dao động từ 700m đến 1.700m thì đoạn từ đường Lê Đức Thọ đến đường Phạm Văn Đồng khoảng 4.000m.
Một khoảng cách quá lớn không có kết nối trực tiếp qua bờ Tây là nguyên nhân chính dẫn đến đoạn bờ biển này kém giá trị hơn nhiều so với đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Hồ Xuân Hương.
Tuyến ngang lớn nhất trong đoạn kém hấp dẫn là đường Vương Thừa Vũ với mặt cắt 30.0m cần được kết nối qua bờ Tây và khi được kết nối thì điểm tương ứng bên bờ Tây hợp lý nhất là cuối đường Đống Đa. Đấy chính là một nhu cầu thực sự của phát triển đô thị.
Mô hình hầm chui sông Hàn dự kiến |
Cần thấy rằng tốc độ phát triển đô thị và nhu cầu sinh hoạt cũng như sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông ở Đà Nẵng là rất cao. Chỉ các đây khoảng 5 năm, người dân Đà Nẵng gần như không phải nghĩ gì đến chuyện kẹt xe trên đường, muốn ăn sáng, uống cà phê ở đâu tùy thích vì sẵn chỗ để xe. Nay thì ngồi lên xe đã phải hình dung trước là đi đường nào, lúc mấy giờ, đỗ xe ở đâu, ngày chẵn hay ngày lẻ…
Cá nhân tôi cho rằng xét cấu trúc đô thị nói chung và về mạng lưới giao thông nói riêng cần thiết phải có sự kết nối từ khu vực cuối đường Đống Đa qua đường Vân Đồn. Vấn đề làm thế nào và bao giờ làm sẽ cần cân chắc kỹ hơn.
Làm hầm hay làm cầu?
Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ bước khởi đầu và luôn được thảo luận trong các buổi báo cáo. Chính vì vậy các văn bản liên quan đều ghi là "công trình vượt sông Hàn" chứ chưa xác định ngay là hầm chui hay cầu nổi. Ngay cả khi tổ chức thi tuyển phương án vẫn là đề bài mở như vậy.
Theo Đất Việt
Các bản tin khác
- Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản đang được kiểm soát tốt
- Shophouse vị trí vàng vẫn là lựa chọn hàng đầu
- Phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam
- Lãi suất quay đầu giảm, thời cơ cho địa ốc đã tới?
- Hiệp hội công chứng Việt Nam chính thức được thành lập
- Kế hoạch 2019 đầy tham vọng của “ông lớn” địa ốc
- Vicoland bàn giao sổ hồng đợt cuối cho khách hàng mua nhà thu nhập thấp
- Thị trường bất động sản 2018 những con số biết nói
- Doanh nghiệp địa ốc ráo riết lên kế hoạch năm 2019
- Cơ hội cho tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành
- Báo Đầu tư chính thức phát hành ấn phẩm Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam
- Không phân lô bán nền dọc đường vành đai phía Nam
- Hình dung đô thị Đà Nẵng vào năm 2030
- Chủ đầu tư tính kế "vợt" dòng kiều hối cuối năm
- Việt Nam và những lợi thế phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven biển
- Năm 2019 nhà đầu tư nên lựa chọn kênh đầu tư nào?
- Không gian du lịch sinh thái dưới chân Sơn Trà
- Xu hướng bất động sản năm 2019: Phân khúc condotel tiếp tục khó khăn
- Chính phủ giao thành phố Đà Nẵng đầu tư cảng Liên Chiểu
- [Infographic] Tổng quan thị trường bất động sản năm 2018