Những năm qua, Đà Nẵng không ngừng đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có những dự án mang tính đột phá, làm đòn bẩy tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển.
Cầu Trần Thị Lý, một trong những công trình giao thông lớn, hiện đại được xây dựng trong thời gian qua
Qua 20 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân thành phố và sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, Đà Nẵng hôm nay đã có diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn.
Để có được những thành tựu đó, có nhiều nguyên nhân, song trước hết phải nói rằng công tác quy hoạch đã góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển cho Đà Nẵng. Định hướng đó nhằm đạt mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của miền Trung và của cả nước, một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hóa-thể thao, giáo dục và đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung.
Những năm qua, Đà Nẵng không ngừng đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có những dự án mang tính đột phá, làm đòn bẩy tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển. Một thành tựu nổi bật của thành phố là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị được tập trung đầu tư xây dựng phát triển mạnh và khá đồng bộ; đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, điện chiếu sáng, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải; đầu tư phát triển cây xanh công cộng...
Việc phát triển các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu công nghiệp, khu du lịch được tiến hành đồng thời với việc chỉnh trang đô thị. Nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hiện đại đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế-xã hội, cải tạo môi trường, cải thiện chất lượng sống của nhân dân, tạo diện mạo mới cho thành phố theo hướng thành phố biển, văn minh, hiện đại. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của Đà Nẵng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ có bước phát triển vượt bậc, trong đó du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Với lợi thế bờ biển dài, cảnh quan thiên nhiên đẹp và là trung tâm của nhiều di sản văn hóa thế giới, Đà Nẵng đã đầu tư lớn về nhiều mặt cho phát triển du lịch, ưu tiên những vị trí đẹp, những ưu đãi thỏa đáng cho các dự án du lịch quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, góp phần nâng cao sự hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch thành phố.
Nhiều dự án du lịch lớn đã được đầu tư, đưa vào hoạt động như: khách sạn Furama, khu du lịch Silver Shore Hoàng Đạt, Pullman Beach Resort, sân Golf Hòa Hải (được bình chọn là sân golf tốt nhất Việt Nam), khu nghỉ dưỡng Fusion Maia (giai đoạn 1997-2010) và Vinpearl Luxury Resort (vượt chuẩn 5 sao), Hyatt Regency, Intercontinental Sun Peninsula Resort, Pulchra Resort, khách sạn Novotel, khu vui chơi giải trí Fantasy Park tại Bà Nà (giai đoạn 2011-2015), Công viên Châu Á (Asia Park), khu du lịch suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Đến nay, trên địa bàn thành phố có 507 cơ sở lưu trú với 18.904 phòng, trong đó có 94 khách sạn 3-5 sao với 9.673 phòng.
Hạ tầng thương mại cũng được tập trung đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn được đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách như: Vĩnh Trung Plaza, Indochina Center, siêu thị Coopmart, siêu thị Metro, siêu thị Big C (giai đoạn 1997-2010), siêu thị Lotte Mart, khu siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Trung tâm thương mại Parkson, Vincom, chợ đêm tại Trung tâm thương mại Dragon Vĩnh Trung (giai đoạn 2011-2015) và các khu phố chuyên doanh, các siêu thị bán lẻ các mặt hàng quần áo - thời trang, đồ điện tử, sách như: Vinatex (thời trang - may mặc), Fahasa (sách), Chợ Lớn (đồ điện tử gia dụng)... Hiện thành phố có 6 trung tâm thương mại, 50 siêu thị và 69 chợ các loại, trong đó có 8 chợ loại I. Các tuyến phố chuyên doanh đã và đang được hình thành.
Đối với công tác chỉnh trang đô thị, thời gian qua, Đà Nẵng còn được biết đến là thành phố có tốc độ xây dựng, chỉnh trang đô thị nhanh và hiệu quả. Nổi bật từ năm 1997-2010, thành phố đã thực hiện di dời và bố trí tái định cư cho hơn 95.000 hộ dân. Các khu ổ chuột ven hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung, dãy nhà chồ bờ đông sông Hàn đã được giải tỏa; nhiều tuyến đường được xây mới, mở rộng.
Tiếp tục mở rộng không gian đô thị thành phố về phía tây, tây nam, phía nam nhằm giãn mật độ dân số khu vực nội thành. Đề án “Có nhà ở” và Đề án “7.000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 196 khối nhà chung cư nhà ở xã hội với 10.946 căn hộ, đang triển khai xây dựng 29 khối nhà chung cư với 5.536 căn hộ.
Các khu ký túc xá đã được đưa vào sử dụng và đang triển khai cùng với các dự án nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp sẽ góp phần tạo quỹ nhà ở lớn để bố trí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, tái định cư, công nhân các khu công nghiệp và sinh viên các trường trên địa bàn.
Cùng với ngành điện, thành phố đã từng bước hoàn thiện hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng lưới điện cung cấp cho các khu công nghiệp, các khu tái định cư và khu vực nông thôn. Từng bước ngầm hóa lưới điện trong một số khu vực nội thị và trên các tuyến đường du lịch.
Đồng thời, đã hoàn thành các dự án cải tạo, phục hồi cụm dây chuyền xử lý cũ của Nhà máy Nước Cầu Đỏ với công suất đạt 170.000m3/ngày, đêm; đầu tư hoàn thành gần 140km tuyến ống cấp nước các loại, cấp nước sạch cho hơn 10.000 hộ dân các xã miền núi huyện Hòa Vang, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%.
Thành phố tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”. Song song đó, trong thời gian qua, thành phố đã tập trung thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển cây xanh đô thị; tiếp tục đầu tư chuẩn hóa hệ thống cây xanh, xây dựng cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, đầu tư chỉnh trang cây xanh trên các tuyến đường phố chính.
Triển khai đầu tư mới các công viên, vườn dạo, đẩy mạnh trồng và chăm sóc cây xanh, nhất là ở các khu dân cư, khu du lịch, bệnh viện, trường học, công sở, khuyến khích các hộ gia đình tận dụng những khoảng không gian trong sân nhà để trồng cây xanh... Kết quả, đã đưa vào quản lý sử dụng, khai thác thêm 183.330m2 thảm hoa, thảm cỏ và hơn 13.420 cây xanh bóng mát trên các tuyến đường, khu vực công cộng; trồng khoảng 15.000 cây xanh bóng mát các loại tại 57 dự án khu dân cư. Tính đến thời điểm tháng 12-2015, trên địa bàn thành phố có 4.538.711m2 thảm hoa, thảm cỏ và 190.137 cây xanh bóng mát các loại, ước tỷ lệ đất cây xanh đô thị đạt 7,3m2/người.
(Còn nữa)
PHƯƠNG UYÊN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Cất nóc khu phức hợp cao cấp DITP TOWER
- Cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp
- Phê duyệt nhiều dự án công cộng phục vụ người dân
- Quy hoạch mở rộng Công viên APEC
- Ủn ỉn BBQ: không chỉ để thưởng thức đồ nướng
- Phát triển du lịch phía Tây Bắc: Chưa khai thác hết tiềm năng
- Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu làm công viên ven biển
- Cần khai thác cảnh quan đường Thăng Long
- Kinh nghiệm đầu tư nhà cho người nước ngoài thuê
- Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ bố trí hơn 3.400 tỉ đồng triển khai giai đoạn 1 cảng Liên Chiểu
- Bất động sản lại vào mùa tặng nhà, tặng xe...
- Thành lập Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà Đà Nẵng
- Nhộn nhịp ở phố chuyên doanh điện tử, kỹ thuật số
- Phố bích họa mới giữa lòng Đà Nẵng
- Dự báo mới về thị trường bất động sản
- Không phát triển dự án tái định cư và nhà ở công vụ
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quy hoạch cảng Liên Chiểu theo hướng hiện đại
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng cảng Liên Chiểu là vấn đề cấp bách, cần thiết
- Chuỗi thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Risemount vươn tầm ra thế giới
- Đề nghị bố trí vốn đầu tư dự án cảng Liên Chiểu