Năm 2017, bất động sản sẽ đối mặt với khó khăn về nguồn vốn khi tín dụng bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất, sẽ vận động các doanh nghiệp góp vốn thành lập quỹ đầu tư bất động sản….
Phát biểu tại hội thảo “Thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội hướng tới năm 2017”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, năm 2016 thị trường bất động sản bộc lộ nhiều tồn tại, điều này đang là thách thức cho sự phát triển chung trong năm 2017 và các năm tiếp theo như: tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, đặc biệt không có chương trình, kế hoạch để cân đối cung – cầu cũng như chuẩn bị nguồn lực phù hợp để phát triển thị trường.
“Một số địa phương cấp phép đầu tư chưa căn cứ vào nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, thị trường thiếu vắng các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại giá trung bình và thấp, thiếu sản phẩm bất động sản cho thuê”, ông Nam nói.
Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, sẽ vận động các doanh nghiệp góp vốn thành lập quỹ đầu tư bất động sản.
Ảnh: Minh Thư
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng nguồn cung căn hộ tai Hà Nội là 20.665 căn hộ, trong đó, dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp áp đảo. Tại Hà Nội, riêng căn hộ cao cấp chiếm 43% nguồn cung.
Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong năm 2017 và sang đến năm 2018, tốc độ của nguồn cung mới cho phân khúc hạng sang và cao cấp được bổ sung vào thị trường có thể chậm lại khi tâm lý thị trường giảm nhiệt.
Tại thị trường Hà Nội, phân khúc căn hộ hạng sang chào bán trên thị trường đang trở lại và áp đảo phân khúc bình dân và trung cấp. Thị trường căn hộ để bán tại Hà Nội ghi nhận sự tăng trưởng ổn định cả về chất lượng và số lượng của phân khúc trung và cao cấp, nguồn cung văn phòng tiếp tục gia tăng.
Song, ông Nam cho rằng năm 2016, thị trường BĐS cũng bộc lộ nhiều tồn tại đang là thách thức cho sự phát triển chung trong năm 2017 và các năm tiếp theo.
Còn theo ông Hà, bất động sản sẽ đối mặt với nhiều thách thức như: Năm 2017, tín dụng bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ theo đúng lộ trình của Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% và đưa ra lộ trình hạn chế dần việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Nguồn vốn tín dụng luôn được xem là có vai trò quyết định để phát triển thị trường phát triển bất động sản với ước tính cơ cấu vốn chiếm 70-80% giá trị. Năm 2017 nguồn vốn này có thể gặp khó khăn và thu hẹp hơn nhiều so với năm 2015-2016 do khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, trong khi các ngân hàng thương mại hầu như không còn dư địa về nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tình trạng một số doanh nghiệp bất động sản đang nhận nguồn vốn tín dụng lớn và huy động nhiều nguồn vốn xã hội, trong đó có người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp cũng là những nhân tố tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Theo ông Hà, đây là biến số tác động đến thị trường bất động sản trong chu kỳ 2017-2021.
Ngoài ra, việc đánh thuế căn nhà thứ 2 trở đi dù mới là định hướng nhưng tương lai việc đánh thuế là tất yếu và nhiều nước trên thế giới đã áp dụng từ lâu sẽ có tác động đến thị trường bất động sản. Cùng với đó là việc tăng thuế nhà đất đối với các khu vực đô thị, các thành phố lớn… cũng sẽ là rào cản để thị trường nhà ở phát triển.
Một trong những đề xuất đáng chú ý được ông Hà nêu, đó là Hiệp hội BĐS Việt Nam sẽ vận động các doanh nghiệp góp vốn thành lập quỹ đầu tư bất động sản, hoạt động theo pháp luật chứng khoán nhằm tạo dòng tiền đầu tư cho thị trường bất động sản, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu có thể đầu tư vào thị trường bất động sản. Hiệp hội BĐS Việt Nam đề nghị Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước ủng hộ và hướng dẫn các thủ tục có liên quan.
Minh Thư (Infonet)
Các bản tin khác
- Ngân hàng bảo lãnh giao dịch BĐS - Có khả thi?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2015”
- Đất Xanh 'bắt tay' Vietinbank triển khai hàng loạt dự án bất động sản
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030
- Ngày 21-1, giao lưu trực tuyến giá đất tăng, đóng thuế ra sao?
- Sẽ sớm có nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở
- Thâu tóm bất động sản: Vì sao nhà đầu tư Việt “mạnh tay”?
- Vay gói 30.000 tỉ đồng: Không khó!
- Xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh
- Không có chuyện luật cởi mở, nghị định thắt
- Thị trường BĐS TPHCM trên đà phục hồi
- Phố đêm 9 con thuyền, rộng 12.000 m2 bên bờ sông Hàn
- Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào
- “Cháy hàng” căn hộ nhà ở xã hội
- Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn hộ nhà ở xã hội
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng
- Chiến lược cho sự "chuyển mình mạnh mẽ" của bất động sản 2015
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Tín dụng bất động sản: Khởi sắc nhưng khó đột biến