Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia, những ách tắc của hạ tầng đô thị tại Việt Nam không hẳn xuất phát từ các dự án nhà cao tầng, mà có thể do hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hóa.
Các dự án bất động sản cao cấp hiện tập trung ở các khu vực có khả năng kết nối giao thông thuận lợi
Ông Sopon Pornchokchai, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu bất động sản Thái Lan (AREA), trong chuyến thăm Hà Nội mới đây đã có những trao đổi thú vị với các đồng nghiệp tại Việt Nam khi đưa ra nhiều nhận định về thị trường địa ốc trong trung hạn. Một trong số đó là vấn đề phát triển nhà cao tầng tại các đô thị.
Áp lực lên hạ tầng giao thông từ tốc độ đô thị hóa
Ông Sopon Pornchokchai cho rằng, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra rất sôi động, nhưng thời điểm này mới có 1/3 dân số ở đô thị. Những năm tới, lượng người về đô thị tiếp tục tăng, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển. Vấn đề đặt ra cho những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là áp lực lên hạ tầng giao thông khi phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh.
Cũng theo ông Sopon Pornchokchai, Việt Nam có thể tham khảo Bangkok, nhất là trong phát triển nhà ở chung cư cao tầng. Ông nói: “Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường địa ốc”.
Bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội cho rằng, Bangkok có thể coi là một mô hình phát triển đô thị khá thành công mà các thành phố như Hà Nội và TP.HCM có thể học hỏi trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư hệ thống giao thông công cộng, từ đó giải quyết các vấn về giao thông đô thị và ô nhiễm không khí. Xu hướng này sớm diễn ra ở TP.HCM và Hà Nội khi các tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào vận hành trước năm 2020.
Thay đổi trong tư duy đầu tư phát triển dự án
Năm 2016, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng 4%, cao nhất trong vòng 5 năm.
Thực tế cho thấy, các dự án bất động sản cao cấp hiện tập trung ở các khu vực có khả năng kết nối giao thông thuận lợi như: Park City (quận Hà Đông), Royal City (quận Thanh Xuân), The Manor Central Park (quận Hoàng Mai), FLC Twin Towers (quận Cầu Giấy), Sunshine Garden (quận Hai Bà Trưng)...
Sự thay đổi lớn trong tư duy đầu tư phát triển dự án của các chủ đầu tư thời gian gần đây thể hiện ở sự “trau chuốt” kỹ lưỡng các sản phẩm bất động sản trước khi đến tay khách hàng. Dự án ParkCity (quận Hà Đông) có thể xem như một ví dụ tiêu biểu. Sau khi mua lại toàn bộ phần vốn góp tại Liên doanh Vinaconex – Hoàng Thành và Perdana ParkCity, Tập đoàn Perdana (Malaysia) đã quyết định “đập đi làm lại” toàn bộ Dự án này, từ giảm diện tích đất ở, tăng diện tích đất trường học, đất trồng cây xanh và hoàn thiện cảnh quan trước khi chào bán sản phẩm.
Nhận định về cơ hội phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở trung và cao cấp, bà Regina Lim, Giám đốc bộ phận Thị trường vốn (Công ty TNHH Jones Lang Lasalle) cũng cho rằng, triển vọng thị trường là tươi sáng khi Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với cơ cấu dân số “vàng” (khoảng 60% trong tổng số hơn 93 triệu dân dưới 35 tuổi). Cùng với đó, mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong suốt thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 11%.
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng