Mỗi doanh nghiệp bất động sản này đều có một thế mạnh riêng, và đều đang trong vị thế dẫn dắt...
Mỗi doanh nghiệp bất động sản này đều có một thế mạnh riêng, và đều đang trong vị thế dẫn dắt trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Vingroup, FLC, Sungroup, Novaland, Vihajico. Mỗi doanh nghiệp bất động sản này đều có một thế mạnh riêng, và đều đang trong vị thế dẫn dắt trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Vingroup lần đầu tiên lấp đầy các phân khúc
Vincity có thể xem là động thái đáng chú ý nhất của Vingroup trong năm 2016. Với Vincity, thương hiệu mới ra mắt trong dòng sản phẩm bất động sản đại chúng, Vingroup đã chính thức trở thành nhà phát triển bất động sản toàn diện với bộ tứ thương hiệu Vinhomes - nhà ở cao cấp, VinCity - nhà ở trung bình, Vincom - bất động sản thương mại và Vinpearl - bất động sản nghỉ dưỡng.
Kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà mang thương hiệu Vincity, có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn trong 5 năm tới của Vingroup được đánh giá sẽ tạo nên bước ngoặt lớn cho thị trường nhà ở giá rẻ tại Việt Nam.
Thương hiệu Vingroup cũng vượt khỏi biên giới khi trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt hai vị trí cao nhất thế giới và khu vực tại lễ trao giải thưởng International Property Awards 2016 (IPA) - hệ thống giải thưởng bất động sản danh giá bậc nhất thế giới.
FLC làm thay đổi các “vùng trũng”
Với hàng loạt các dự án quy mô lớn được triển khai thần tốc, FLC ghi dấu ấn rõ nét trên thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng Việt Nam 2016, khi làm thay đổi đáng kể diện mạo nhiều “vùng trũng” về du lịch như Thanh Hoá (FLC Sầm Sơn), Bình Định (FLC Quy Nhơn), Quảng Ninh (FLC Hạ Long), Vĩnh Phúc (FLC Vĩnh Thịnh)… và sắp tới là Hải Phòng, Quảng Bình…
2016 có thể xem là năm đáng nhớ với FLC, khi các dự án của doanh nghiệp này xuất hiện trên truyền thông với tần suất lớn, đồng thời người đứng đầu FLC - ông Trịnh Văn Quyết - chính thức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
FLC được đánh giá là nhà phát triển “mát tay”, biết cách khơi dậy nhiều tiềm năng du lịch biển lâu nay “ngủ quên”. Các vùng biển có dự án của FLC đầu tư hầu như đều ghi nhận số du khách tăng mạnh sau khi dự án hoạt động.
Với đặc thù là chỉ phát triển các hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn với một “hệ sinh thái” hoàn chỉnh, mục tiêu của FLC là trở thành nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng dẫn đầu Việt Nam trong năm 2017.
Sun Group và một lối đi riêng
Không đi theo con đường phát triển đại trà, Sun Group vẫn kiên trì đi theo một phân khúc riêng.
Thương hiệu này đang là chủ của nhiều dự án nghỉ dưỡng hạng sang tại Đà Nẵng (InterContinental Sun Peninsula Resort, Premier Village Danang Resort...), Phú Quốc (JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay)…
Với việc đầu tư cáp treo, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch lớn kết hợp với các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, Sun Group được đánh giá đã mở ra những mảng thị trường du lịch mới, biến nhiều điểm du lịch của Việt Nam trở nên dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn hơn với du khách.
Những công trình giải trí của Sun Group thường được đầu tư bài bản và quy mô, với hệ thống trò chơi đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới, mang lại trải nghiệm thích thú cho du khách.
Novaland, “ông vua đất xen kẹt”
Với quỹ dự án lớn trải khắp các địa bàn Tp.HCM, như Sunrise City, Suriseview, Sunrise Riverside, Golden Mansion, Orchard Parkview, Newton Residence, Duxton Residence, The Sun Avenue, The Botanica, RiverGate, Lucky Palace, Lucky Dragon…, Novaland được mệnh danh là “ông vua đất xen kẹt”, khi biến nhiều khu đất xen kẹt tại nội đô trở thành sản phẩm đắt giá.
Không chỉ tập trung vào bất động sản... Novaland cũng đang có nhiều động thái tham gia thâu tóm doanh nghiệp Nhà nước trong diện phải cổ phần hóa, thoái vốn.
Vihajico, nhà tiên phong căn hộ 5 sao giá mềm
Năm 2016, Vihajico - chủ đầu tư dự án đô thị Ecopark bên cạnh Hà Nội - khiến thị trường phải chú ý trước hiện tượng “xếp hàng thâu đêm chờ mua căn hộ dưới 1 tỷ đồng”. Cho đến hiện tại, đây vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu cuộc đua “căn hộ đẳng cấp, giá bình dân”, đem lại nhiều cơ hội sở hữu nhà giá rẻ cho cư dân đô thị.
Đây là kết quả của quá trình kiên trì theo đuổi chiến lược tạo dựng các dòng sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu thị trường của chủ đầu tư Ecopark.
Từ thành công của mô hình “căn hộ cao cấp, giá mềm” tại Ecopark, thị trường bất động sản cuối 2016 đầu 2017 chứng kiến bước chuyển dịch lớn, nhiều chủ đầu tư tên tuổi chia nhỏ diện tích căn hộ, dịch chuyển đầu tư về ngoại vi để có quỹ đất rộng hơn, nhằm cung cấp cho thị trường những căn hộ dưới 1 tỷ đồng, chất lượng như căn hộ cao cấp.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán