Sau nhiều năm không có nhà đầu tư thuê các khu đất rộng lớn đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật thuộc Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng (thuộc phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), vừa qua, Bộ Xây dựng và UBND thành phố đã cho phép chia lô, chuyển quyền sử dụng đất cho người thu nhập thấp xây dựng nhà ở, đặc biệt là công nhân ở KCN.
Một khu vực đã đầu tư hạ tầng để chuyển quyền sử dụng đất cho dân xây dựng nhà ở. |
Giữa năm 2016, UBND thành phố cho phép Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thực hiện các thủ tục lập quy hoạch, đầu tư dự án Khu dân cư KCN Hòa Khánh mở rộng với các hạng mục hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp nước, thoát nước, thoát nước thải, cấp điện, cây xanh, thông tin liên lạc, chiếu sáng... UBND thành phố cũng đã gửi văn bản đề nghị Bộ Xây dựng có ý kiến về việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở tại dự án Khu dân cư KCN Hòa Khánh mở rộng và hồ sơ dự án.
Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và chủ đầu tư bổ sung quy định về mẫu nhà ở phù hợp với thiết kế đô thị để áp dụng đối với từng khu vực của dự án, bảo đảm đủ cơ sở kiểm soát kiến trúc, cảnh quan chung khi người dân tự xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý, đối tượng sử dụng dự án là dân cư có thu nhập thấp và trung bình, đề nghị không cho phép chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở đối với các lô đất mặt tiền tuyến đường số 5 của KCN Hòa Khánh mở rộng; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị và mẫu nhà ở đối với toàn bộ dự án, nhất là tại tuyến đường tiếp giáp với tuyến kênh thoát nước và vệt cây xanh cách ly cùng một số tuyến đường khác.
Ngoài ra, khu vực dự kiến thực hiện chuyển quyền sử dụng đất phải được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở...
Trên cơ sở sự đồng ý và ý kiến của Bộ Xây dựng, cuối năm 2016, UBND thành phố đã phê duyệt khu vực được chuyển quyền sử dụng đất cho dân tự xây dựng nhà ở với tổng diện tích 4,64ha, chia 14 phân khu với tổng cộng 454 lô đất. UBND thành phố yêu cầu Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án theo đúng quy định trước khi chuyển quyền cho người dân xây dựng nhà ở.
Bên cạnh đó, có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng phải tuân thủ theo quy định về đầu tư xây dựng theo đúng quy định về quản lý kiến trúc tại dự án. UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các bước thủ tục tiếp theo và chỉ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các lô riêng lẻ sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng như: cấp điện, cấp nước, cây xanh, thoát nước, thảm nhựa mặt đường, lát gạch vỉa hè...
Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Bất động sản TP.HCM mắc kẹt chính sách
- Không đồng ý cho thi hành án hợp đồng công chứng
- Tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà ở trong nước
- Giảm thời hạn xác nhận tình trạng hôn nhân
- Nhà ngoại ô giá rẻ hút khách
- Bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên CMND
- Tín hiệu vui…
- Các chiêu “phù phép” giấy tờ nhà đất
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/9 đến 14/9
- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ
- Giá khởi điểm đấu giá 36 lô đất mặt tiền đường Hoàng Sa: 13,5 triệu đồng/m2
- Mạnh dạn xóa đồ án quy hoạch kém khả thi
- Thận trọng với 'chiêu' bất động sản lách luật
- Doanh nghiệp cố tình tính nhầm thuế VAT cho người mua nhà
- Cho vay mua nhà đang ấm lên
- 8.500 căn hộ bán theo chương trình nhà ở xã hội
- Sửa luật cho bất động sản
- Việt kiều được mua nhà ở tại các khu dân cư
- Địa ốc: rối vì luật!
- FDI vào BĐS tăng: Thực hay ảo?